Kỹ Thuật Đặt Khoai Tây Giống
Khoai tây là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ, có thể trồng khoai tây trên chân đất đồng cao hoặc đồng trũng nhưng phải có điều kiện tưới tiêu nước chủ động.
Tranh thủ nước rút, đất đạt độ ẩm phù hợp (75-80%), bóp đất đã tơi nên trồng khoai tây ngay. Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 20 đến 25cm, rộng 1,2m.
Củ khoai tây phát triển hướng lên bề mặt luống. Vì vậy, cách đặt củ khoai tây giống lúc trồng và độ sâu vun luống có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng khoai cuối vụ. Cách đặt khoai giống đúng kỹ thuật như sau: hướng của mắt, của mầm củ tạo thành một góc 45o-60o so với mặt phẳng nền ruộng trồng khoai là tốt nhất. Đặt cách này làm mặt cắt của củ giống bị bổ thoát hơi nước tốt bề mặt nên ít bị thối củ giống, mặt khác gốc của mầm củ nằm sâu vừa phải trong lòng luống khi củ hình thành và phát triển nên không bị hở trên mặt đất lúc củ to sắp thu hoạch.
Tuy nhiên, để bảo đảm năng suất, chất lượng khoai cao bà con cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khác như chọn loại đất phù hợp, mua được giống khoai tốt, sạch bệnh; bổ củ khoai tây giống đúng kỹ thuật; bón phân cân đối; phòng trừ sâu, bệnh kịp thời...
Có thể bạn quan tâm
Sau trồng khoảng 15 - 20 ngày cần tiến hành ngắt ngọn, nhằm kích thích cho khoai tây ra nhiều tia củ. Khoai để làm giống yêu cầu có chất lượng cao với hàm lượng nước thấp hơn khoai thịt nên tuỳ theo chân đất cần phải bón đủ lượng phân, nhất là phân lân và kali. Trung bình 1 sào (360m2) bón: phân chuồng hoai mục 4-5 tạ + đạm urê 9-10kg + 20 kg lân supe và 6-7 kg kali.
Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa.
Công trình nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng môn sáp năng suất cao, sạch bệnh do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) giúp nông dân trồng được môn sạch bệnh, năng suất cao.
Có 2 loại: giống dọc trắng và giống dọc tía. Giống dọc trắng có chiều cao cây, trọng lượng củ trung bình trên khóm và năng suất củ cao hơn.
Kết hợp với kết quả nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc từ các giống khoai tây nhập nội và trong nước trong nhiều năm qua của các nhà khoa học, của các viện, các trường và các cơ sở nhân giống, cùng với kết quả bước đầu của mình, dự án " Khoai tây Việt-Đức “ giai đoạn 1 đã giới thiệu một số giống khoai tây thịnh hành ở ĐBSH để bà con nông dân tham khảo, áp dụng: