Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phòng trị bệnh lợn nghệ

Phòng trị bệnh lợn nghệ
Tác giả: Thanh Vân
Ngày đăng: 12/12/2015

Bệnh lợn nghệ do xoắn khuẩn Leptospira SPP gây ra ở lợn, trâu, bò, chuột và lây sang cả người. Bệnh lây do chuột bệnh thải xoắn khuẩn theo nước tiểu gây ô nhiễm môi trường. Bệnh lây qua đường ăn uống, tiếp xúc trực tiếp và qua những vết xước trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sốt cao, vàng da, nước tiểu vàng. Bệnh gây chết với tỉ lệ cao ở lợn con và gây sảy thai ở lợn nái. Khi mắc bệnh, lợn bỏ ăn, kém vận động, nằm một chỗ, sốt nhẹ và có lúc sốt tới 40 - 40,50C, và sốt lên xuống ngắt quãng từ 3 - 5 ngày. Lợn bị ỉa chảy, sau đó xuất hiện những triệu chứng điển hình như da vàng, đái ra máu, nước tiểu vàng, sánh. Lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh quỵ nửa thân sau, đi lại khó khăn run rẩy, phù đầu, phù mặt, kêu không ra tiếng, ti lệ chết khá cao. Nếu là lợn đực, bao dương vật sưng to, lợn gầy rộc, nếu là lợn cái chửa sẽ bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

Phòng trị bệnh:

-Thực hiện tốt các khâu vệ sinh phòng dịch, tích cực tiêu diệt chuột và côn trùng. Tiêm vaccine xoắn trùng vào lúc lợn 4 và 10 tháng tuổi. Mỗi đợt tiêm 2 lần, cách nhau 7 - 10 ngày. 

- Dùng các kháng sinh nhóm Penicillin, Streptomycin và các chế phẩm chứa Tylosin, Tiamulin sẽ có hiệu quả cao. Đặc trị bệnh lợn nghệ là sản phẩm AmTy0 tiêm liều 0,7 - 1 ml/10 kg thể trọng; Neodexin 1 ml/5 kg thể trọng. Dùng Penicillin 1 triệu UI kết hợp với Streptomycin 1g tiêm cho lợn 50 kg thể trọng. Dùng các loại kháng sinh Ampicilin 0,5g/40 kg thể trọng; Ampi - Kana 1g/40 kg thể trọng; Gentamicin 4% tiêm liều 1 ml/6 kg thể trọng. Dùng các loại thuốc trợ lực Vitamin C, B1, B12.

Nếu bị bệnh, dùng các loại kháng sinh nhóm Penicillin, Streptomycin, các chế phẩm chứa Tylosin hay Tiamulin theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, tiêm cho lợn ngày 2 lần trong 5 - 7 ngày. Có thể dùng chế phẩm Leptomycin điều trị cho kết quả cao. Cần kết hợp điều trị nguyên nhân cùng với trợ sức, trợ lực và giải độc cho lợn bằng cách tiêm thuốc bổ với các loại vitamin B1, B.Complex, B12... truyền dung dịch glucoza qua tĩnh mạch tai hay vào xoang bụng cho lợn. Bệnh được phát hiện sớm và điều trị các loại kháng sinh từ 5 - 7 ngày sẽ có hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Lợn Thịt Lai F1 Sạch Nghề Nuôi Lợn Thịt Lai F1 Sạch

Thịt lợn sạch là khái niệm để chỉ loại thịt từ lợn không dùng chất kháng sinh, kích thích trong quá trình nuôi. Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN đã xây dựng giáo trình dạy nghề này ở trình độ sơ cấp (3 tháng).

19/08/2013
Xuất Hiện Bệnh Lợn Nghệ Ở Huyện Lộc Bình Xuất Hiện Bệnh Lợn Nghệ Ở Huyện Lộc Bình

Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

03/12/2013