Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Những điều cần biết về chăm sóc lợn nái

Những điều cần biết về chăm sóc lợn nái
Tác giả: PQQ
Ngày đăng: 12/12/2015

- Lợn nái chửa nuôi theo 2 giai đoạn: giai đoạn I (84 ngày chửa đầu) khối lượng bào thai đạt khoảng 25 - 30%; giai đoạn II (khoảng 30 ngày chửa cuối) bào thai phát triển nhanh, chiếm khoảng 65-70% khối lượng lợn con sơ sinh. Vì vậy để lợn con đạt khối lượng sơ sinh cao cần tăng khoảng 25 - 30% lượng thức ăn cho lợn nái chửa kỳ II, mức tăng tuỳ thuộc vào thể trạng béo hay gầy của lợn nái.

- Trong thời kỳ mang thai, lợn nái cần lượng chất khoáng nhiều hơn để phát triển hệ xương của bào thai. Khi khẩu phần ăn của lợn mẹ không đủ, sẽ phải huy động nhiều chất khoáng từ cơ thể lợn mẹ (đặc biệt là canxi và phốt pho từ xương) để nuôi thai. Vì thế, lợn mẹ bị thiếu chất khoáng và dễ dẫn tới bại liệt.

- Bã rượu và thức ăn ủ men có chứa chất kích thích, dễ gây sảy thai. Vì vậy chỉ nên cho lợn ăn dưới 15% trong khẩu phần.

- Đối với lợn nái chửa khi tiêm phòng vắcxin phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai và chủng loại vắcxin. Vì vậy, khi tiêm phòng cho lợn nên thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắcxin và cán bộ thú y. Chú ý không nên tiêm các loại vắcxin sống (vắc xin nhược độc) cho lợn nái chửa vì dễ gây ảnh hưởng đến thai.

- Những biểu hiện của lợn nái sắp đẻ: lợn nái sắp đẻ thường đi lại nhiều, đái dắt, cào ổ, âm hộ nở to và tiết dịch nhờn màu hồng, vú có thể chảy sữa.

- Cần chuẩn bị cho lợn nái đẻ: vệ sinh chuồng nuôi và lợn nái; chuẩn bị ô úm, lót chuồng và dụng cụ đỡ đẻ (vải xô mềm, cồn i-ốt, bông, kéo, panh, chỉ buộc rốn, kìm bấm nanh…)

- Những biểu hiện lợn đẻ khó: lợn nái co chân rặn nhiều, nước ối ra mà con không ra; quá 1 tiếng vẫn chưa đẻ con tiếp theo; lợn mẹ rặn đẻ yếu.

- Những biện pháp xử lý khi lợn đẻ khó:

+ Không vội vàng sử dụng ngay thuốc kích thích đẻ (oxi-tô-xin)

+ Kiểm tra ngôi thai: chụm thẳng 5 đầu ngón tay, nhẹ nhàng đưa vào qua âm đạo theo nhịp rặn đẻ của lợn nái. Dùng các đầu ngón tay lần tìm lợn con để xác định thai thuận ngôi hay không (chú ý phải cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó thoa nhẹ lên tay một ít vadơlin hoặc dầu ăn).

+ Nếu là thai không thuận ngôi thì phải chỉnh theo hướng thai thuận rồi mới từ từ lôi ra theo nhịp rặn đẻ của lợn mẹ

+ Nếu là thai to thì lúc đó mới tiêm thuốc oxytocin (oxi-tô-xin) và thuốc trợ lực cho lợn nái (liều sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất) kết hợp nhẹ nhàng lôi lợn con ra theo nhịp rặn đẻ của lợn mẹ.

+ Nên mời cán bộ thú y trợ giúp khi xác định là lợn nái đẻ khó.

- Khi lợn đẻ bọc phải xé bọc ngay, khẩn trương lấy dịch ở miệng và mũi của lợn con, dùng vải xô, vải mềm, giấy vệ sinh lau sạch lỗ mũi lợn. Lợn con bị ngạt phải thổi hơi ngay vào mồm lợn. Nếu lợn con chưa tỉnh thì ngâm lợn chìm trong nước ấm (30 - 350C) khoảng 5 - 10 phút rồi hô hấp nhân tạo.


Có thể bạn quan tâm

Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai

Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn.Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 - 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp.

03/08/2013
Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Lợn Nái Sinh Sản

Nuôi dưỡng có tính chất quyết định đến năng suất, nhất là nuôi nái sinh sản. Ngoài việc bảo đảm đủ dinh dưỡng khi có chửa và lúc nuôi con còn phải theo sức sản xuất của mỗi giống lợn khác nhau để có biện pháp nuôi dưỡng hợp lý.

08/07/2013
Chăm Sóc Lợn Sau Khi Sinh Con Chăm Sóc Lợn Sau Khi Sinh Con

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, người nông dân thường dựa theo kinh nghiệm của bản thân để chăm sóc và nuôi dưỡng, sự can thiệp này nhiều khi không đúng theo nhu cầu sinh lý tự nhiên của con vật gây nên hiện tượng stress bất lợi, làm giảm năng suất, chất lượng con giống.

31/07/2013