Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cách phòng trị bệnh chết sớm ở tôm nuôi

Cách phòng trị bệnh chết sớm ở tôm nuôi
Tác giả: Dr.Tôm
Ngày đăng: 24/05/2018

Bệnh chết sớm ở tôm là một căn bệnh nguy hiểm thường gặp trên cả tôm thẻ và tôm sú. Bệnh lây lan nhanh chóng và có thể gây chết 100% ao nuôi nếu không có phương án giải quyết kịp thời. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tổng quan về bệnh chết sớm ở tôm và cách điều trị hiệu quả nhất. Đừng bỏ qua nhé!

1. Tìm hiểu khái quát về bệnh chết sớm ở tôm

Bệnh chết sớm ở tôm hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện ở Trung Quốc đầu tiên và lan rộng ra các nước ở khu vực Đông Nam Á. Bệnh chết sớm trên tom do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, đây là một loại vi khuẩn có khả năng làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm nuôi. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tôm chết nhanh sau khi bị nhiễm bệnh

Bệnh chết sớm ở tôm rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi

2. Bệnh chết sớm ở tôm phòng trị như thế nào?

Bệnh chết sớm ở tôm rất nguy hiểm do đó quý bà con cần có các biện pháp phòng trị ngay tử ban đầu, đặc biệt từ trại tôm bố mẹ đến trại giống rồi đến ao nuôi. Bà con cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Lựa chọn tôm bố mẹ sạch bệnh nhằm ngăn chặn quá trình lây nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ sang tôm con

- Phải chuẩn bị và sát trùng ao nuôi cận thẩn khi thả nuôi như các bước: Sên vét đáy ao nuôi, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy ap, xử lý nước cẩn thận trước khi cấp vào ao nuôi.

- Thường xuyên theo dõi, điều chỉnh và đảm bảo tôm và môi trường, nguồn nước, dụng cụ, thiết bị trong trại giống phải được diệt khuẩn.

- Lựa chọn thức ăn bởi những nhà sản xuất uy tín, bảo quản nơi khô ráo thoáng mạt. Trộn Vitamin C, Khoáng chất và Chế phẩm sinh học có lợi vào khẩu phần thức ăn cho tôm nuôi.

- Thả tôm với mật độ vừa phải, không quá dày cũng không quá thưa

3/ Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trị bệnh trong nuôi tôm

- Nói không với kháng sinh

- Khi xảy ra bệnh, đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm.

- Loại bỏ các chất gây độc cho gan tụy tôm như các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật... có trong nước.

Bệnh chết sớm ở tôm khi đã bị nặng thì bà con nên thu hoạch luôn, tránh để 1 - 2 ngày khiến tôm chết hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp Lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp

Tôm nuôi ở độ mặn cao dễ bị dịch bệnh, nhất là các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, vi khuẩn phát sáng và EMS.

24/05/2018
Cách nhận biết các biểu hiện của bệnh vi bào tử trùng trên tôm Cách nhận biết các biểu hiện của bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Nắm được các dấu hiệu của bệnh vi bào tử trùng trên tôm trong bài viết dưới đây sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh hiệu quả.

24/05/2018
Biểu hiện của bệnh EHP trên tôm Biểu hiện của bệnh EHP trên tôm

Bệnh EHP trên tôm là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất ủa tôm nuôi.

24/05/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.