Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cách nhận biết các biểu hiện của bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Cách nhận biết các biểu hiện của bệnh vi bào tử trùng trên tôm
Tác giả: Dr.Tôm
Ngày đăng: 24/05/2018

Bệnh vi bào tử trùng là một căn bệnh khá nguy hiểm, chúng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến vụ nuôi. Nắm được các dấu hiệu của bệnh vi bào tử trùng trên tôm trong bài viết dưới đây sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1/ Các dấu hiệu nhận biết bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm với các dấu hiệu nhận biết có thể thấy bằng mắt thường. Khi bị nhiễm bệnh, tôm có các dấu hiệu sau đây:

- Tôm bị nhiễm bệnh các phần trên cơ thể chuyển sang mày trắng đục hoặc màu sữa. Tôm lớn các dấu hiệu đó càng thấy rõ hơn.

- Nhiều trường hợp xuất hiện đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể, những đám, vệt lớn màu trắng đục trên những con tôm bị nhiễm bệnh cho thấy cơ thịt của những cơ quan khác như gan tụy, dạ dày và các cơ quan bạch huyết.

- Tôm chậm lớn, giảm ăn, chết rải rác sau khi bị nhiễm bệnh

2/ Chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm cần phải được chẩn đoán chính xác nhất để từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp cho kết quả nhanh và chính xác nhất đó là sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán và phát hiện bệnh trên tôm.

Với việc ứng dụng kỹ thuật PCR quý bà con sẽ nhận được kết quả đáng tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Hệ thống PCR được vận hành dựa trên công nghệ iiPCR hiện đại có thể chẩn đoán bệnh vi bào tử trùng trên tôm và một số loại bệnh khác như: EMS/AHPND, WSSV, TSV, IHHNV, Taura đem lại kết quả hoàn toàn chính xác.

3/ Phương pháp phòng trị bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Hiện tại, bệnh vi bào tử trùng trên tôm chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, do đó, người nuôi cần thực hiện phương pháp phòng trị bệnh ngay từ ban đầu để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra, cụ thể như sau:

- Lựa chọn thức ăn bởi những nhà sản xuất uy tín, chất lượng, không bị mốc

- Tiến hành sàng lọc, lựa chọn những con giống tốt, không nhiễm bệnh và khỏe mạnh

- Bổ sung thêm các loại chế phẩm tự nhiên trong suốt quá trình ao nuôi.

- Định kỳ kiểm tra các yếu tố trong môi trường ao nuôi như độ pH, nồng độ muối,... nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp nhất,

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về bệnh vi bào tử trùng trên tôm sẽ giúp quý bà con chủ động phòng ngừa dịch bệnh một cách tốt nhất. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu.


Có thể bạn quan tâm

Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm mùa mưa Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm mùa mưa

Người nuôi tôm gần đây đối mặt với những biến động về nhiệt độ, độ mặn, pH và Oxy hòa tan trong ao nuôi tôm dẫn đến tôm sốc về môi trường dễ phát sinh dịch bệnh

22/05/2018
Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm mùa nóng Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm mùa nóng

Tôm là động vật biến nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ thân thể theo nhiệt độ môi trường. Tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 26-32 oC

22/05/2018
Lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp Lưu ý khi nuôi tôm ở độ mặn thấp

Tôm nuôi ở độ mặn cao dễ bị dịch bệnh, nhất là các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, vi khuẩn phát sáng và EMS.

24/05/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.