Cách Làm Hay Để Trẻ Hóa Vườn Điều
Đó là cách ghép cải tạo vườn điều già cỗi của gia đình anh Hoàng Trọng Thủy ở thôn Thanh Long, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước).
Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.
Vườn điều của gia đình anh đã được các đoàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nông dân địa phương tới tham quan, học tập. Hiện ở thôn Thanh Long có gần 30 ha điều già đang được “trẻ hóa” theo cách ghép trên.
Theo anh Thủy, để ghép đạt hiệu quả nên chọn trên cành lớn 1-2 nụ nhỏ thích hợp, sau đó cắt cành lớn. Vết cắt cách nụ ghép khoảng 5-10cm. Chọn các nụ khỏe mạnh từ cây giống sai trái để ghép. Sau đó theo dõi và chăm sóc cho nụ phát triển.
Nên ghép vào đầu mùa mưa, vì độ ẩm cao thích hợp cho cây và nụ phát triển. Chồi ghép có sức đề kháng tốt, ra nhiều hoa, nhiều đợt và tỷ lệ đậu trái cao. Hạt điều ghép to, đều, chắc và không bị đen, trung bình khoảng 120 hạt/kg.
Vì không có điều kiện đầu tư nhiều nên anh Thủy chỉ ghép từng cây, từng cành một. Trong quá trình chuyển đổi, ghép cải tạo, anh so sánh năng suất các giống điều ghép giữa các cây với nhau và chọn ra giống đạt năng suất cao nhất để lấy chồi ghép cải tạo. Từ khi anh ghép thử, chăm sóc, khoảng 4 năm trở lại đây, bình quân điều đạt 3 tấn/ha. Gốc điều già cũng đủ dinh dưỡng nuôi chồi ghép nên chi phí đầu tư phân bón không thay đổi, chỉ tốn công ghép.
Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đây là mô hình điều ghép cải tạo mới. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ là chọn lọc giống trong vườn gia đình, chưa quan tâm tới công tác chọn giống khoa học để tạo ra vườn điều đồng nhất cho năng suất cao hơn. Các cơ quan nghiên cứu cần đánh giá mô hình để đưa ra quy trình chuẩn hướng dẫn nông dân làm theo.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.
"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.
Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.
Đại lý giới thiệu cho anh Bẩy loại phân Urê - Silic của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu về dùng thử. Anh đã dùng một phần trong số này rắc quanh gốc cà phê, nhưng đến nay đã hơn 3 tháng, qua nhiều lần tưới nước và xới gốc, những hạt đen của phân vẫn trơ như sỏi đá. Thử hoà phân này trong nước thấy chỉ tan được một nửa. Nửa còn lại kết tủa thành từng mảng keo dính, như đất sét.