Cách Làm Hay Để Trẻ Hóa Vườn Điều

Đó là cách ghép cải tạo vườn điều già cỗi của gia đình anh Hoàng Trọng Thủy ở thôn Thanh Long, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước).
Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.
Vườn điều của gia đình anh đã được các đoàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nông dân địa phương tới tham quan, học tập. Hiện ở thôn Thanh Long có gần 30 ha điều già đang được “trẻ hóa” theo cách ghép trên.
Theo anh Thủy, để ghép đạt hiệu quả nên chọn trên cành lớn 1-2 nụ nhỏ thích hợp, sau đó cắt cành lớn. Vết cắt cách nụ ghép khoảng 5-10cm. Chọn các nụ khỏe mạnh từ cây giống sai trái để ghép. Sau đó theo dõi và chăm sóc cho nụ phát triển.
Nên ghép vào đầu mùa mưa, vì độ ẩm cao thích hợp cho cây và nụ phát triển. Chồi ghép có sức đề kháng tốt, ra nhiều hoa, nhiều đợt và tỷ lệ đậu trái cao. Hạt điều ghép to, đều, chắc và không bị đen, trung bình khoảng 120 hạt/kg.
Vì không có điều kiện đầu tư nhiều nên anh Thủy chỉ ghép từng cây, từng cành một. Trong quá trình chuyển đổi, ghép cải tạo, anh so sánh năng suất các giống điều ghép giữa các cây với nhau và chọn ra giống đạt năng suất cao nhất để lấy chồi ghép cải tạo. Từ khi anh ghép thử, chăm sóc, khoảng 4 năm trở lại đây, bình quân điều đạt 3 tấn/ha. Gốc điều già cũng đủ dinh dưỡng nuôi chồi ghép nên chi phí đầu tư phân bón không thay đổi, chỉ tốn công ghép.
Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đây là mô hình điều ghép cải tạo mới. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ là chọn lọc giống trong vườn gia đình, chưa quan tâm tới công tác chọn giống khoa học để tạo ra vườn điều đồng nhất cho năng suất cao hơn. Các cơ quan nghiên cứu cần đánh giá mô hình để đưa ra quy trình chuẩn hướng dẫn nông dân làm theo.
Related news

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.

Tại ĐBSCL, vài năm qua đã hình thành các cánh đồng "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", "cánh đồng lúa chất lượng cao" quy mô từ vài hàng chục đến hàng trăm héc-ta…. Từ những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả này, nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ.

Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.