Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Cách Làm Đất Phòng Tránh Ngộ Độc Lúa Hữu Cơ Cho Lúa Vụ Mùa

Cách Làm Đất Phòng Tránh Ngộ Độc Lúa Hữu Cơ Cho Lúa Vụ Mùa
Ngày đăng: 19/07/2013

Vấn đề làm đất với lúa mùa năm nay rất quan trọng. Nếu không làm đất tốt, gốc rạ không kịp phân hủy, cây lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ. Biểu hiện là: Sau cấy khoảng 1 tháng, khi lúa đang đẻ nhánh rộ thì ruộng đỏ rực, lá lúa biến vàng, thối nõn, rễ vàng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa.

Nguyên nhân: Do làm đất muộn nên đất chưa kịp ngấu, gốc rạ không kịp phân hủy đã cấy ngay. Khi nhiệt độ cao, gốc rạ phân huỷ trong điều kiện ngập nước, yếm khí sẽ tạo ra các khí độc như H2S, CH4… làm cây lúa bị ngộ độc.

Khi lúa bị ngộ độc hữu cơ, bà con nông dân không nên sốt ruột bón thêm phân đạm cấp cứu lúa. Vì như vậy sẽ làm cho lúa ra nhiều lá non mới, kéo dài thời gian sinh trưởng, nếu gặp mưa dông rất dễ bị bạc lá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Để hạn chế hiện tượng này bà con cần tuân thủ qui trình làm đất, bón phân vụ mùa như sau:

- Để đất nhanh ngấu, rút ngắn thơì gian làm đất thì cần giữ nước lúc gặt để giữ lấm mặt ruộng.

- Nên gặt sát gốc rạ, gặt đến đâu thu sạch rơm rạ đến đó. Có thể thu lên bờ hoặc xếp thành đống vào góc ruộng, cứ 1-2 lớp rạ rắc 1 lớp vôi để rạ nhanh mục sau này dùng làm phân rắc ra ruộng. Rắc 15-20 kg vôi bột/sào rồi tiến hành cày dầm, giữ nước, khoảng 5-7 ngày đối với ruộng cấy trà sớm, 7-10 ngày với ruộng cấy trà trung là bừa cấy được.

- Một số nơi có tập quán gặt lưng cây lúa, sau khi gặt xong, rắc 20-30 kg vôi bột/sào rồi lồng dập rạ, giữ nước ngập ruộng sau 10-15 ngày thì bừa cấy.

- Để giúp cho đất nhanh ngấu, bà con nên sử dụng các loại phân có hàm lượng vi sinh vật cao như Azotobacterin... Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu cung cấp vi sinh vật cho đất, làm tăng độ tơi xốp và sự liên kết các chất hữu cơ trong đất, tăng sức đề kháng cho cây giúp cân bằng sinh thái. Đặc biệt làm gốc rạ nhanh phân hủy, giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trong vụ mùa.

Lượng bón: 7-10 kg/sào, bón ngay khi ruộng có nước càng sớm càng tốt hoặc bón cùng với lúc bón phân NPK chuyên lót trước khi bừa. (Chú ý: Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều và điều tiết nước.

Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động của vi sinh vật vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường dinh dưỡng cho lúa)

PGS.TS Mai Quang Vinh (Viện Di truyền nông nghiệp VN) cho biết, để xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ rất đơn giản. Thứ nhất, xử lý rơm rạ tại chỗ và bón lót phân chuyên dụng Văn Điển. Sau đó tháo kiệt nước, phun 2 bình 16 lít thuốc (25-30g chế phẩm Trichoderma Tam Nông + 30 ml Amino Chelate hoặc Amino Humate) cho 1 sào BB (56 bình/ha) vào ruộng rạ trước khi phay lồng đất 2 ngày, bổ sung thêm 10 kg vôi bột/sào (280kg/ha), vùi dập rạ, sau 7-10 ngày (bình thường phải chờ tới 20 ngày) rơm rạ sẽ hoai mục trong đất có thể sạ cấy an toàn. Bón đều phân đa yếu tố Văn Điển bón lót chuyên dụng để đạt được năng suất 7-9 tấn/ha (200-300 kg/sào BB). Sau đó, tháo nước trở lại ruộng, bừa hoặc phay đất lần cuối để trộn đều phân vào đất, sau đó có thể cấy (sạ) lúa an toàn.

Khi lúa ở giai đoạn vào chắc, phun một đợt Trichoderma sau cùng có pha với Amino Humate Tam Nông để tránh lem lép hạt, giúp cho lá già, gốc rạ phân hủy dần. Khi tháo nước chuẩn bị gặt các lá già úa bắt đầu phân hủy, nhờ đó máy gặt vừa xong phun rạ là Trichoderma đã được trộn đều vào chất ủ.

Rải đều rơm ra mặt ruộng, tháo nước vừa đủ ẩm, chỉ trong mươi ngày rơm rạ đã ải mục, bón lót phân đa yếu tố chuyên dụng cho lúa với lượng như trên, dùng bánh lồng trục lăn hoặc máy băm vặn rạ, vùi phân. Sau một vài ngày, bùn lắng, ruộng sẵn sàng để sạ lan hoặc sạ hàng, rút ngắn thời vụ.

Cần phải bón đầy đủ hàm lượng phân lót trước khi bừa đặc biệt là phân chuồng, phân lân để phân quyện vào với đất giúp đất nhanh thối ngấu, cây lúa có đủ dinh dưỡng cuối vụ, bộ rễ đâm sâu chống đổ tốt. Lượng bón cho 1 sào 2-3 tạ phân chuồng hoặc phân vi sinh như trên và 25 kg phân NPK chuyên lót như loại 6:11:2


Có thể bạn quan tâm

Bọ Xít Dài Hại Lúa Bọ Xít Dài Hại Lúa

Trứng hình bầu dục, có vết lõm ở giữa, mới đẻ có màu trắng đục, sau chuyển dần màu nâu. - Bọ xít non có hình dáng giống trưởng thành, có màu vàng lục. - Con trưởng thành có màu xanh pha màu vàng nâu, con cái có thân dài hơn con đực.

28/10/2013
Cách Phòng Trị Bệnh Lúa Von Cách Phòng Trị Bệnh Lúa Von

Bệnh lúa von còn gọi là bệnh mạ đực, bệnh thối gốc (Foot-rot), hay bệnh vươn lóng (elongation disease). Tiếng Nhật gọi là bệnh bakanae. Do nấm Fusarium moniliforme-Gibberella fujikuroi. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây lúa còn ở giai đoạn mạ cho đến lúc thu họach.

28/10/2013
Chăm Sóc Lúa Xuân Đúng Cách Chăm Sóc Lúa Xuân Đúng Cách

1. Chế độ phân bón: Tập quán canh tác cũ là bón phân đơn riêng rẽ, không cân đối được dinh dưỡng, dẫn đến mức độ lúa nhiễm bệnh cao, tỷ lệ hạt lép nhiều, trọng lượng hạt thấp. Biện pháp tốt nhất là bón phân đa yếu tố NPK đã được cân đối dinh dưỡng phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Các giống lúa thuần và lúa lai sẽ có các công thức bón thúc khác nhau. Không bón thúc khi nhiệt độ thấp dưới 18 độ C.

28/10/2013
Kinh Nghiệm Bảo Quản Thóc Tại Nông Hộ Kinh Nghiệm Bảo Quản Thóc Tại Nông Hộ

Theo đánh giá của tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO) hàng năm tổn thất về ngũ cốc trên toàn Thế giới khoảng 13% nghĩa là 13 triệu tấn lương thực bị mất và không sử dụng được. Ở Việt Nam tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch trên 13%, như vậy hàng năm chúng ta bị mất khoảng 3-5 triệu tấn thóc. Năm 2006 diện tích lúa của tỉnh ta là gần 41 nghìn ha và phấn đấu sản lượng đạt trên 170 nghìn tấn thóc.

28/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bảo Quản

Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục những tình trạng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, tự bốc nóng…của hạt thóc sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng của thóc không bị giảm, giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho người và vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình mình.

28/10/2013