Cách Đặt Củ Khoai Tây Giống
Khoai tây là cây rau ăn củ, sự hình thành củ rất sớm, cây khoai mọc cao 20cm đã hình thành tia củ, tia củ được phát triển chủ yếu từ các rễ mọc ra ở gốc mầm đoạn 2cm cách củ giống.
Củ khoai tây phát triển có tính hướng dương lên bề mặt luống. Như vậy cách đặt củ khoai tây giống lúc trồng và độ sâu vun luống có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng khoai cuối vụ.
Trước khi giới thiệu cách đặt củ khoai tây giống khi trồng đúng kỹ thuật, bà con tham khảo một số cách đặt sai kỹ thuật thường gặp để rút kinh nghiệm, nhớ lâu, áp dụng cho trúng.
Đặt củ khoai tây có mầm hướng thẳng lên mặt đất: Cách này có nhiều nhược điểm, nếu là khoai bổ mặt bị cắt hướng xuống dưới lòng đất làm cho hơi nước thoát lên qua các mao quản trong lòng đất đọng lại khiến cho độ ẩm mặt cắt luôn cao so với môi trường xung quanh tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển mạnh gây ra hiện tượng thối củ giống. Khi hình thành củ, củ phát triển có tính hướng dương nên nhiều khi củ bị hở đất tiếp xúc với ánh sáng củ bị diệp lục hoá vỏ màu xanh giảm chất lượng củ khoai thương phẩm lúc thu hoạch.
Cách đặt mầm hướng xuống lòng đất: Cách này thường được người trồng khoai không chú ý khi trồng mầm mới nhú khỏi mắt củ hoặc mắt củ chưa nhú mầm. Nhược điểm, mầm củ phải mọc theo hình vòng cung mới nhô lên được khỏi mặt đất, nhiều khi mọc rất chậm nếu mầm mọc gặp phải các cục đất to làm giảm thời gian sinh trưởng sinh thực của khoai ảnh hưởng xấu đến năng suất củ lúc thu hoạch.
Cách đặt củ khoai đúng kỹ thuật: Đặt hướng của mắt củ nếu củ chưa hoặc mới nhú mầm, đặt hướng của mầm củ mọc dài 1-3cm sao cho hướng của mắt, của mầm củ tạo thành một góc 45o-60o so với mặt phẳng nền ruộng trồng khoai là tốt nhất. Đặt cách này làm mặt cắt của củ giống bị bổ thoát hơi nước tốt bề mặt nên ít bị thối củ giống, mặt khác gốc của mầm củ nằm sâu vừa phải trong lòng luống khi củ hình thành và phát triển nên không bị hở trên mặt đất thời gian củ to sắp thu hoạch.
Tuy nhiên để đảm bảo năng suất, chất lượng khoai cao bà con cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khác như: Chọn loại đất phù hợp, mua được giống khoai tốt, sạch bệnh; bổ củ khoai tây giống đúng kỹ thuật; bón phân cân đối; phòng trừ sâu, bệnh kịp thời, vv…
Có thể bạn quan tâm
Khoai tây là cây rau ăn củ, sự hình thành củ rất sớm, cây khoai mọc cao 20cm đã hình thành tia củ, tia củ được phát triển chủ yếu từ các rễ mọc ra ở gốc mầm đoạn 2cm cách củ giống.
Khác với kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống từ trước đến nay là làm đất, bón phân lót, lên luống, trồng, chăm sóc, vun gốc v.v… vụ đông 2009 vừa qua KS. Nguyễn Hữu Khương, cán bộ kỹ thuật công ty TNHH An Phú Nông đã trồng thử nghiệm thành công 2 mẫu khoai tây trên chân đất 2 vụ lúa bằng biện pháp kỹ thuật mới, kỹ thuật trồng không cần làm đất có che phủ rơm rạ cho năng suất cao, chất lượng khoai thương phẩm tốt mà chi phí sản xuất lại giảm nhiều.
Bệnh héo xanh hay còn gọi là héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên. Đây là bệnh nguy hiểm và phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có nước ta. Bệnh làm cây chết đột ngột và thối củ, lây lan nhanh, thường làm giảm năng suất rất nhiều, thậm chí mất trắng.
Bệnh mốc sương khoai tây thường gây hại trên đối tượng cây họ cà (khoai tây, cà chua, ớt,…) gây thiệt hại lớn về kinh tế, năng suất thu hoạch có thể giảm từ 30-70%.
Vụ thu đông cây cà chua, khoai tây hay bị các bệnh: mốc sương, xoăn lá, héo xanh. Thiệt hại do các bệnh trên gây ra là rất lớn về kinh tế, năng suất thu hoạch có thể giảm 30-70%. Vì vậy, người sản xuất cần lưu ý một số triệu chứng, đặc điểm gây hại và những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua, khoai tây.