Cách Đặt Củ Khoai Tây Giống
Khoai tây là cây rau ăn củ, sự hình thành củ rất sớm, cây khoai mọc cao 20cm đã hình thành tia củ, tia củ được phát triển chủ yếu từ các rễ mọc ra ở gốc mầm đoạn 2cm cách củ giống.
Củ khoai tây phát triển có tính hướng dương lên bề mặt luống. Như vậy cách đặt củ khoai tây giống lúc trồng và độ sâu vun luống có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng khoai cuối vụ.
Trước khi giới thiệu cách đặt củ khoai tây giống khi trồng đúng kỹ thuật, bà con tham khảo một số cách đặt sai kỹ thuật thường gặp để rút kinh nghiệm, nhớ lâu, áp dụng cho trúng.
Đặt củ khoai tây có mầm hướng thẳng lên mặt đất: Cách này có nhiều nhược điểm, nếu là khoai bổ mặt bị cắt hướng xuống dưới lòng đất làm cho hơi nước thoát lên qua các mao quản trong lòng đất đọng lại khiến cho độ ẩm mặt cắt luôn cao so với môi trường xung quanh tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển mạnh gây ra hiện tượng thối củ giống. Khi hình thành củ, củ phát triển có tính hướng dương nên nhiều khi củ bị hở đất tiếp xúc với ánh sáng củ bị diệp lục hoá vỏ màu xanh giảm chất lượng củ khoai thương phẩm lúc thu hoạch.
Cách đặt mầm hướng xuống lòng đất: Cách này thường được người trồng khoai không chú ý khi trồng mầm mới nhú khỏi mắt củ hoặc mắt củ chưa nhú mầm. Nhược điểm, mầm củ phải mọc theo hình vòng cung mới nhô lên được khỏi mặt đất, nhiều khi mọc rất chậm nếu mầm mọc gặp phải các cục đất to làm giảm thời gian sinh trưởng sinh thực của khoai ảnh hưởng xấu đến năng suất củ lúc thu hoạch.
Cách đặt củ khoai đúng kỹ thuật: Đặt hướng của mắt củ nếu củ chưa hoặc mới nhú mầm, đặt hướng của mầm củ mọc dài 1-3cm sao cho hướng của mắt, của mầm củ tạo thành một góc 45o-60o so với mặt phẳng nền ruộng trồng khoai là tốt nhất. Đặt cách này làm mặt cắt của củ giống bị bổ thoát hơi nước tốt bề mặt nên ít bị thối củ giống, mặt khác gốc của mầm củ nằm sâu vừa phải trong lòng luống khi củ hình thành và phát triển nên không bị hở trên mặt đất thời gian củ to sắp thu hoạch.
Tuy nhiên để đảm bảo năng suất, chất lượng khoai cao bà con cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khác như: Chọn loại đất phù hợp, mua được giống khoai tốt, sạch bệnh; bổ củ khoai tây giống đúng kỹ thuật; bón phân cân đối; phòng trừ sâu, bệnh kịp thời, vv…
Related news
Khoai sọ đồi còn được gọi là khoai sọ núi hay khoai môn. Khoai sọ là cây lương thực - thực phẩm có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập ổn định và cao hơn so với trồng lúa nương
Hàng trăm “hạt” giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình nghiên cứu, loại “hạt” này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình thường.
Biện pháp bảo quản khoai tây bằng cát khô rất có hiệu quả. Sau khi bảo quản 5 tháng, củ không bị mọc mầm, không bị teo tóp do mất nước, tỷ lệ hao hụt dưới 10%. Quy trình bảo quản đơn giản, phù hợp với quy mô hộ gia đình.
Giống 3810 được dự án khoai tây Việt Đức nhập khẩu tháng 12-2002, tiến hành nhân giống vụ xuân 2003. Giống 3810 có đặc điểm cao cây, mắt củ sâu, ruột vàng trung bình, củ to và nhiều tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất có thể đạt 25-27 tấn/ha.
2Lúa giới thiệu với bà con cách trồng Khoai mỡ trên đất phèn. Khoai mỡ hay khoai ngọt là loại cây ăn củ dễ trồng, có thể trồng hầu hết các loại đất. Tùy từng vùng trong đê hoặc ngoài đê mà có một kỹ thuật trồng phù hợp. Hiện nay, cây khoai mỡ là cây thực phẩm chủ lực trên đất phèn huyện mới Tân Phước.