Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi - Phần 2 (Phần cuối)
TRƯỜNG HỢP 3
Nếu tôm cập mé xuất hiện đốm trắng cùng với màu sắc nâu sậm hoặc mang dơ thì đấy không phải là do tôm bị nhiễm virus đốm trắng.
Mặc dù tôm có thể giảm ăn nhẹ, nhưng phần lớn đàn tôm vẫn ăn bình thường.
Kiểm tra PCR và mô học không phát hiện virus đốm trắng, tuy nhiên sẽ có sự xuất hiện của vi khuẩn trên nhiều cơ quan khác nhau của tôm.
Trong trường hợp này, biện pháp tốt nhất là cố gắng loại bỏ hoàn toàn những con tôm bệnh ra khỏi ao nuôi và tiến hành cải thiện triệt để môi trường (chẳng hạn như giảm chất thải, giảm tảo …).
TRƯỜNG HỢP 4
Thỉnh thoảng khi chài tôm, người nuôi thấy vài con tôm có hiện tượng đốm trắng trên vỏ đầu ngực.
Tuy nhiên, những con tôm này vẫn hoạt động bình thường, không tấp mé và ăn tốt.
Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối vụ nuôi trước khi thu hoạch.
Kiểm tra PCR đốm trắng những con tôm này cho kết quả âm tính.
Sau khi lột xác, đốm trắng hoàn toàn biết mất.
Nguồn:
What kind of white spot kills shrimps – Chalor Limsuwan – Khoa thủy sản – Đại học Kasesart – Thailand. AAHRI Mewsletter Article – Volume 6 No.2, tháng 12/1997.
Có thể bạn quan tâm
Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt vào ban đêm.
Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối))
Thuốc kháng sinh không phải cách lựa chọn tốt trong việc sử dụng xử lý bệnh chết sớm, vấn đề thuốc kháng sinh lưu tồn trong tôm.
Vào giai đoạn giao mùa như hiện nay, tôm nuôi bắt đầu bước vào giai đoạn xuất hiện bệnh đốm trắng.