Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi - Phần 1

Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi - Phần 1
Tác giả: KS Nhuyễn Thành Quang Thuận
Ngày đăng: 01/04/2016

Khác với bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND xảy ra tập trung vào mùa nắng nóng, bệnh đốm trắng ngược lại xảy ra ở giai đoạn mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C.

Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng gây ra tình trạng chết cấp tính (có thể đạt đến tỷ lệ chết 100%) trong vòng 2 – 3 ngày.

Vào năm 1997, bằng những nghiên cứu thực nghiệm tại Thailand, giáo sư Chalor Limsuwan và cộng sự tại trường Đại học Kasesart đã xác định và mô tả kỹ bốn trường hợp tôm bị bệnh đốm trắng khác nhau.

Với những thông tin bên dưới, hy vọng có thể hỗ trợ người nuôi có thể có thể xác định rõ các vấn đề về đốm trắng nếu gặp phải trong ao nuôi của mình, qua đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

TRƯỜNG HỢP 1

Nếu phát hiện tôm bệnh tấp mé ở giai đoạn trong tháng nuôi đầu đến 12 gram có những đốm trắng rõ ràng dưới vỏ đầu ngực và trên đốt bụng (đặc biệt ở đốt đuôi).

Ngoài ra tôm giảm ăn rõ rệt, kiểm tra PCR sau đó cho kết quả dương tính và kiểm tra mô học cho thấy mô bị nhiễm virus đốm trắng điển hình thì không thể làm bất cứ gì cho trường hợp này.

Mọi nỗ lực khống bệnh hầu như đều không mang lại hiệu quả vì những con tôm khỏe mạnh bắt đầu ăn những con tôm chết, chúng sẽ nhanh chóng bị nhiễm virus đốm trắng và chết cấp tính với tỷ lệ cao – có thể đạt 100% – ngay sau đó trong 02 – 03 ngày.

TRƯỜNG HỢP 2

Tôm nuôi xuất hiện những đốm trắng trên vỏ đầu ngực nhưng vẫn ăn bình thường, trong trường hợp này, có khả năng đàn tôm không nhiễm virus đốm trắng.

Điều này càng đặc biệt đúng, nếu như người nuôi không phát hiện có tôm yếu tấp mé.

Kiểm tra PCR những con tôm “bị đốm trắng” này cho kết quả âm tính.

Kiểm tra mô bệnh học cho thất các mô bình thường.

Trong trường hợp này, có thể các đốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm là kết quả của quá trình lắng đọng can – xi trên vỏ đầu ngực do tôm phải sống trong môi trường ao nuôi với pH cao kéo dài, pH buổi sáng thường đo được ở mức 8,3.

Trong trường hợp này, cần hạ pH xuống dưới mức 8,0 nhưng phải trên 7,5 vào buổi sáng.

Bằng cách này, trong lần lột xác kế tiếp, đốm trắng sẽ biến mất một cách tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 1 Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 1

Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt vào ban đêm.

01/04/2016
Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối)) Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối))

Quản lý môi trường ao nuôi ban đêm tại Thái Lan - Phần 2 (Phần cuối))

01/04/2016
Xử lý bệnh EMS bằng các hợp chất polyphenol Xử lý bệnh EMS bằng các hợp chất polyphenol

Thuốc kháng sinh không phải cách lựa chọn tốt trong việc sử dụng xử lý bệnh chết sớm, vấn đề thuốc kháng sinh lưu tồn trong tôm.

01/04/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.