Các Trại Gà Tăng Cường Phòng Dịch Cúm Gia Cầm
Hiện Campuchia đang bùng phát dịch cúm A H5N1, còn Trung Quốc là dịch cúm A H7N9, vì thế nhiều cơ sở, trang trại nuôi gà đã tăng cường phòng dịch để bảo vệ đàn gia cầm.
Ông Nguyễn Quốc Trung, Tổng giám đốc Công ty TNHH Jafa Comfeed Long An cho biết, sau khi biết tin Campuchia rồi đến Trung Quốc bùng phát dịch cúm H5N1 và H7N9, ông đã yêu cầu toàn bộ khu vực chăn nuôi gà của công ty phải tăng cường phòng dịch. Cụ thể, trước đây, một tuần chỉ phun sát trùng từ 1 - 3 lần, nay mỗi ngày phun thuốc sát trùng một lần, phun thuốc cả trong lẫn bên ngoài khu vực nuôi.
Bên cạnh đó, ông Trung cũng cho đàn gà đang nuôi tiêm vắc xin H5N1. “Tôi không biết vắc xin H5N1 có giúp gia cầm miễn dịch được với H7N9 hay không nhưng chí ít cũng giúp gia cầm không bị H5N1”, ông Trung nói.
Trước thông tin dịch cúm, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Bình Phước khuyến cáo các cơ sở, trang trại chăn nuôi gà tăng cường phun thuốc sát trùng để phòng dịch và hạn chế người vào khu chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan thú y vùng 6, đối với những cơ sở, trang trại lớn thì việc phòng dịch bằng phun thuốc sát trùng và tiêm vắc xin H5N1 thường dễ dàng hơn so với những hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Ông Bình cho biết, thường những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là là nơi dễ bị dịch và dễ lây lan trên diện rộng nếu có dịch xảy ra.
Ông Nguyễn Tấn Phùng, cán bộ thú y của Cục Thú y hiện đang công tác tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh cho biết, đã hơn một tháng nay, hầu như gia cầm từ Campuchia không còn nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài. Tuy nhiên, do nước bạn đang có dịch cúm H5N1 nên không chỉ gia cầm mà các loài chim cũng bị lây nhiễm, nên lo ngại việc chim mang mầm bệnh lây lan.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15/8/2012.
Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn vừa tổ chức "Nhịp cầu nhà nông" với chủ đề "Trao đổi kỹ thuật sản xuất ớt" cho nông dân các xã Bình Minh, Bình Nguyên và thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn).
Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao
Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.