Các nhà xuất khẩu thủy sản định giá để hỗ trợ người nuôi tôm
Khi XK thủy sản không ủng hộ người nuôi, hiệp hội có thể trực tiếp đưa ra giá. Hiệp hội này đang thảo luận với chính phủ về vấn đề này.
Người nuôi tôm Ấn Độ đang gặp khó khăn do sản lượng tôm nuôi tăng mạnh ở các nước khác và nhu cầu thấp do khủng hoảng kinh tế ở các nước tiêu thụ. Ngoại trừ Mỹ, thị trường NK nào cũng muốn hạ giá NK do kinh tế suy giảm.
Tôm là mặt hàng thủy sản XK chính ở Ấn Độ. Giá tôm Ấn Độ liên tục giảm do đồng EUR mất giá; khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc; giá trị đồng yên và rupee sụt giảm; nguồn cung ở các nước Đông Nam Á đã cải thiện so với năm trước.
Các hội viên của SEAI đang tìm cách hạ giá nguyên liệu đầu vào cho người nuôi như con giống, thức ăn và hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi. Mức giá hỗ trợ sẽ thay đổi phụ thuộc vào xu hướng của thời điểm mức giá đó được đưa ra.
Trong năm tài chính 2014-2015, diện tích thả nuôi tôm của Ấn Độ đạt 130.947 ha với sản lượng là 434.557 tấn. Trong giai đoạn này, XK thủy sản đạt mức cao kỷ lục 5.511 triệu USD, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm trước đó.
Bang Andhra Pradesh xuất hiện bệnh EHP
Giới chức Cục Xúc tiến XK Thủy sản Ấn độ (MPEDA) đã cảnh báo người nuôi tôm về sự lây lan của bệnh do vi bào tử trùng ở tôm (Enterocytozoon hepatopenaei-EHP).
Bệnh này đã ảnh hưởng tới tôm nuôi ở một số quận ven biển của bang Andhra Pradesh, khiến người nuôi bị thiệt hại nặng nề.
Bệnh EHP lần đầu tiên được phát hiện trên tôm sú ở Thái Lan năm 2009. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, EHP cũng xuất hiện ở tôm chân trắng. EHP có thể làm giảm trọng lượng của tôm và gây thiệt hại cho người nuôi.
Trước thông tin về tình hình dịch bệnh, giới chức của của MPEDA đã lấy mẫu từ các ao nuôi ở các quận Prakasham, Guntur và Krishna của bang. Nước và tôm ở tất cả các vùng nuôi lớn của bang cũng được lấy mẫu kiểm tra.
Giám đốc điều hành của Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản bền vững quốc gia (NaCSA) cho biết, chưa có phương thuốc hữu hiệu để kiểm soát EHP và các biện pháp quản lý chặt chẽ là cách duy nhất để ngăn ngừa dịch bệnh.
Người nuôi được yêu cầu phải tuân thủ các phương pháp khoa học và áp dụng các phương pháp an ninh sinh học để ngăn ngừa dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân ở xã Phước Diêm, Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Bà con rất phấn khởi vì có những chuyến ra khơi “trúng đậm” sau một thời gian dài “biển đói”.
Ngày 25/8/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết hợp với UBND, Hội nông dân xã Suối Rao tổ chức hội thảo mô hình nuôi ếch trong lồng. Tham dự hội thảo có 30 nông dân là những hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.
Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.