Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các giống lúa chịu hạn

Các giống lúa chịu hạn
Publish date: Wednesday. September 23rd, 2015

Bà Trịnh Thùy Linh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Khánh Hòa cho biết, vụ HT năm 2013 và 2014 Chi cục đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa chịu hạn tại các địa điểm không chủ động nước, cho kết quả khả quan.

Đến năm 2015 Viện BVTV cùng với Chi cục đã kết hợp thực hiện mô hình “Đánh giá, tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống lúa chịu hạn thích ứng cho vùng duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu”. 

Sau đó, Viện BVTV cung cấp bộ giống đưa vào khảo nghiệm gồm A17, A35 và LCH37. Các giống này từ lúc gieo đến lúc lúa đứng cái, nước đưa vào ruộng rất hạn chế, chủ yếu đưa nước vào khi bón phân 3 lần đầu, còn lại để ruộng khô nước. Giai đoạn lúa bắt đầu trổ, thực hiện đưa nước vào ruộng lần cuối, sau đó để ruộng khô đến lúc thu hoạch. 

Sau một thời gian theo dõi mô hình ngoài đồng ruộng, nhìn chung 3 giống lúa trên đều cho năng suất cao hơn hẳn các giống địa phương, phù hợp với các khu vực không chủ động được nước tưới hoặc thiếu nước SX.

Ông Hiến Văn Long (xã Vạn Thạnh, TP Nha Trang) đã nhận 2 ha tham gia mô hình cho biết, khi bắt đầu gieo sạ đến nay cây lúa vẫn phát triển mạnh, không ảnh hưởng sâu bệnh, lá xanh, năng suất dự kiến trên 70 tạ/ha.

Một trong 30 đại biểu nông dân tham quan mô hình trình diễn, ông Hồ Thạnh (xã Vĩnh Phương, Nha Trang) đánh giá, cả 3 giống đều sinh trưởng phát triển mạnh, đẻ nhánh cao, bông dài và nặng. Còn ông Nguyễn Hoàng, nông dân ở xã Vĩnh Hiệp cho biết, vừa ăn thử cơm thấy gạo dẻo, trắng.

Tuy nhiên, nếu triển khai trồng, bà con vẫn ngại bởi các giống này cho năng suất cao nhưng chất lượng chưa đặc biệt. Hầu hết người dân ở đây đều dùng gạo chất lượng cao nên khi thu hoạch xong rất khó tiêu thụ.

Bà Bùi Thị Ngọc, đại diện Cty Nông Việt Trung (Đắk Lắk) cho biết, đầu năm nay người trồng lúa ở Đắk Lắk đều thiệt hại nặng do các giống không thích ứng nổi với thời tiết nóng khắc nghiệt và tình trạng thiếu nước tưới. Vì vậy Cty rất quan tâm đến buổi hội nghị đầu bờ này. 

"Trước kết quả khả quan của mô hình, sau hội nghị Cty sẽ triển khai quảng bá giống lúa này trên Tây Nguyên vì năng suất 3 giống trồng ở Khánh Hòa mà trên 7 tấn/ha thì lên Tây Nguyên chắc chắn sẽ cao hơn nhiều", bà Ngọc nói.

Ông Tào Anh Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa đánh giá cao vai trò nghiên cứu ứng dụng của Viện BVTV trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Để bà con yên tâm đưa vào SX cần khuyến cáo biện pháp phòng trừ dịch bệnh và cần xác định thêm tính phù hợp các giống này đối với từng vùng SX, từng mùa cụ thể.


Related news

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa) Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Ngựa Và Rong Sụn Kết Hợp Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.

Tuesday. November 4th, 2014
Nga Hỗ Trợ Việt Nam Nuôi Cá Hồi Nga Hỗ Trợ Việt Nam Nuôi Cá Hồi

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.

Tuesday. November 4th, 2014
Bình Dương Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Sữa Bình Dương Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò Sữa

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh. Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan các mô hình để giúp người dân chăn nuôi bò sữa nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận...

Tuesday. November 4th, 2014
Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.

Tuesday. November 4th, 2014
Bài Học Từ Mô Hình Trồng Trám Ghép Ở Xã Cẩm Tâm (Thanh Hóa) Bài Học Từ Mô Hình Trồng Trám Ghép Ở Xã Cẩm Tâm (Thanh Hóa)

Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.

Tuesday. November 4th, 2014