Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Đây là mô hình nuôi mới được nông dân phường 12 áp dụng từ tháng 5-2015. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, cuối tháng 9 vừa qua cho thấy mô hình nuôi tôm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, chủ đùng tôm ở địa chỉ 1708 đường 30-4, phường 12, TP.
Vũng Tàu, nuôi tôm theo mô hình chế phẩm sinh học vi sinh theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư TP. Vũng Tàu, vụ đầu tiên ông thu được hơn 1 tấn tôm/1ha loại 30-35con/kg, giá mỗi ký được các thương lái thu mua tại đùng là 220.000 đồng/kg.
Trừ tiền giống và các chi phí ra, ông thu lãi khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Ông Sơn cho biết, mô hình nuôi tôm sú theo công nghệ chế phẩm sinh học là trước khi nuôi phải cải tạo ao đầm.
Sau đó, sử dụng chế phẩm sinh học để tạo môi trường sạch, làm tiền đề để tôm nuôi khỏe, hay ăn, chóng lớn, tăng sức đề kháng; môi trường không bị phá hoại, có thể khai thác lâu dài, giảm chi phí (do tiết kiệm được nước), hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh.
Với công nghệ này, tôm khỏe hơn; chất lượng tôm ngon hơn; sản lượng tăng 20% so với mô hình nuôi tôm thông thường.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ dân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) mua và trồng giống cây bơ Booth do Viện Ea Kmat (có trụ sở tại Đak Lak) cung cấp đã bị chết hàng loạt. Một số ít cây còn sống đều phát triển còi cọc.

Nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức mức phạt được tăng gấp đôi (100 triệu đồng).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.