Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tôm

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tôm
Ngày đăng: 15/11/2013

Việc giám sát sức khỏe tôm hàng ngày và hiểu biết các dấu hiệu bệnh lý của tôm là khá quan trọng nhằm sớm phát hiện và phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả cho người nuôi. Bài viết sau giới thiệu kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu tôm bệnh trong quá trình quan sát, giám sát hàng ngày.

1. Dấu hiệu chung


- Tôm có dấu hiệu bơi lờ đờ, hoạt động chậm chạp.

- Bơi gần mặt nước hoặc tấp mé ao, đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm.

- Ăn kém khi kiểm tra thức ăn trong máng ăn hoặc đường ruột.


2. Dấu hiệu bên ngoài cơ thể


- Tôm chuyển màu hơi xanh da trời (có thể do nhiễm MBV)

- Thân hoặc các phụ bộ có màu đỏ (bệnh đỏ thân do virus GAV và bội nhiễm các virus khác hoặc do vi khuẩn)

- Vỏ tôm bị mềm (bệnh mềm vỏ)

- Vỏ tôm có màu hơi xanh lá cây và bị nhớt (có thể do nhiễm ký sinh trùng Protozoa)

- Thân tôm có màu trắng đục cơ (bệnh bông vải)

- Bên trong đầu hơi vàng và có mùi hôi khi bóc ra (bệnh virus đầu vàng)

- Vỏ có những đốm màu trắng (virus đốm trắng, hoặc virus IHHNV hoặc vi khuẩn)

- Các đốm đen trên vỏ (bệnh vi khuẩn).


3. Dấu hiệu bên trong cơ thể


- Mang có màu đen hoặc nâu (Bệnh đen mang)

- Mang có các sợi nấm (bệnh nấm)

- Mang có màu hơi xanh lá cây (nhiễm ký sinh trùng Protozoa)

- Đường ruột trống rỗng, không có thức ăn (Nhiễm vi khuẩn Vibrio)

- Gan tụy có màu trắng và dơ bẩn (bệnh BNM)


Lưu ý: Các dấu hiệu trên dùng để dự đoán các loại bệnh – Cần phải lấy mẫu tôm đi xét nghiệm để biết chính xác tôm có nhiễm các loại bệnh theo dự đoán hay không – qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm giám sát và phát hiện bệnh tôm. Liên hệ để tư vấn các loại thuốc phòng trị bệnh tôm.


Có thể bạn quan tâm

Chủ nhiệm Hợp tác xã ương cá giỏi Chủ nhiệm Hợp tác xã ương cá giỏi

Đó là: Anh Nguyễn Đình Ninh. Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh niên Nuôi trồng thủy sản - Xã Thạch Hương - Huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh

04/06/2015
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Sử dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi tôm được xem là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sự an toàn về môi trường cũng như trong thực phẩm tiêu dùng. Vì thế, việc cải thiện chất lượng nước bằng Chế phẩm sinh học là việc cần thiết phải khuyến cáo áp dụng để tạo ra sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

04/06/2015
Phòng Ngừa Và Xử Lý Rong Đáy Trong Ao Nuôi Tôm Sú Phòng Ngừa Và Xử Lý Rong Đáy Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Hơn nữa, khi phát triển quá nhiều, rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu không xử lý kịp thời, xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi và có thể gây chết tôm.

04/06/2015
Phòng bệnh cho cá mùa nắng nóng Phòng bệnh cho cá mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ kéo dài trong thời gian qua đã làm giảm sức đề kháng và có nguy cơ xẩy ra dịch bệnh cho cá nuôi, đặc biệt nhất hững vùng ao hồ cạn, khó lấy nước. Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới người nuôi cá cần chú ý một số biện pháp sau:

04/06/2015
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi Tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi

Thực hiện đề án nuôi trồng thuỷ sản năm 2012, theo lịch thời vụ hơn một tháng qua các hộ, cơ nuôi tôm trong tỉnh đã và đang khẩn trương thả giống nuôi vụ 1. Theo số liệu sơ bộ của các địa phương đến ngày 15 tháng 5 năm 2012 toàn tỉnh đã thả nuôi 194 triệu con tôm giống với diện tích trên 1.600 ha.

04/06/2015