Cá Rô Phi Ăn Gì?
Cá rô phi vằn có thể sinh trưởng và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Tuy cá rô phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở ở nước biển có độ mặn tới 32%, nhưng loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá rô phi khác.
Cá rô phi vằn có thể sống trong hàm lượng ôxy thấp tới 1 mg/l và ngưỡng ôxy chết cá là 0,3-0,1 mg/l. Tuy nhiên, nếu hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp kéo dài sẽ làm cá chậm lớn rõ rệt.
Giới hạn chịu độ ph là 5-11 nhưng tốt nhất là môi trường trung tính hoặc kiềm yếu. Cá có khả năng chịu amôniac tới 2,4 mg/l. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển là 25-35oC và nhiệt độ gây chết là 11-12oC.
Bộ máy tiêu hóa của cá rô phi gồm thực quản ngắn, dạ dày nhỏ, ruột dài và uốn khúc nhiều, dài gấp 14 lần chiều dài thân cá. Miệng khá rộng, hướng lên trên. Răng hàm ngắn và nhiều, xếp lộn xộn.
Với cấu tạo này đã làm cho tính ăn của cá rô phi vằn có những điểm đáng chú ý: đây là loài cá ăn tạp; chúng ăn tảo sợi, các loại động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng của các loại côn trùng, động vật sống ở nước, cỏ, bèo và cả phân hữu cơ. Cá có khả năng ăn thức ăn tinh bổ sung như cám gạo, bột ngô, bánh khô dầu và các phụ phế phẩm khác.
Ở giai đoạn cá hương, rô phi vằn ăn sinh vật phù du mà động vật là chủ yếu và một ít là thực vật. Từ giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành, rô phi vằn chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du; chúng có khả năng tiêu hóa và hấp thụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà một số loài cá khác khó có khả năng tiêu hóa.
Nuôi trong các ao bón nhiều phân, thực vật phù du phát triển mạnh (các nhà nuôi cá trên thế giối gọi đây là “kiểu nuôi cá rô phi trong nước xanh”) có thể thấy phân cá có những màu xắc khác nhau. Ở điều kiện bình thường, cá rô phi vằn tiêu hóa các tế bào thực vật phù du ở trong ruột nhờ dịch axit của dạ dày tiết ra: pH thấp tới 1,25; thậm chí có khi pH là 1,0.
Hiện tượng tiết ra chất axit của dạ dày này thường chỉ diễn ra vào ban ngày. Đến cuối ngày cá ngừng tiết axit hoặc vì một lý do nào đó quá trình tiết axit này bị ngừng, pH lại trở về 5-7, thực vật phù du sẽ không được cá tiêu hóa; phân cá thải ra sẽ có màu nâu hoặc xanh.
Quá trình di chuyển của thức ăn trong ruột cá rô phi từ miệng đến hậu môn mất 7 giờ.
Nếu so sáng nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi vằn với cá chép lai thì thấy 2 loài cá này có nhu cầu khá giống nhau về thành phần tinh bột (dưới 40%), caxi (1,5-2%), P (1-1,5%), K, Na… chỉ khác là lượng yêu cầu về đạm của cá rô phi (28%) thấp hơn yêu cầu về đạm của cá chép (30%). Vì vậy đối với thức ăn nhân tạo dùng cho nuôi cá rô phi vằn không nên đưa quá nhiều đạm vào thành phần vì sẽ lãng phí và tăng chi phí sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Đặc điểm của bệnh là do vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm) xâm nhập và thường gây bệnh trên cá rô phi từ 150 – 300g/con. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ.
Cá rô phi là một đối tượng thủy sản có triển vọng chọn nuôi . Để có được nguồn giống có chất lượng và tăng trưởng nhanh, đảm bảo không sinh sản trong quá trình nuôi nên các chuyên gia đã nghiên cứu ra các phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực .
Công nghệ biofloc đã được ứng dụng rất nhiều trong các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng vào nuôi thương phẩm cá rô phi cho năng suất cao tới 26 tấn/ha/vụ.
Với mô hình nuôi ghép tôm – cá rô phi, các ao nuôi có khả năng chống lại dịch bệnh, môi trường ao nuôi ổn định, năng suất nuôi tôm tăng lên, và đặt biệt là khả năng hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi tôm, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước.
Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe…