Nuôi Cá Rô Phi Trong Đầm Nước Lợ
KS. NGUYỄN THU HẰNG - (Hội nghề cá Việt Nam) (Báo Nông thôn ngày nay - 30-12-2003)
Chuẩn bị đầm nuôi cá
Diện tích đầm từ 0,5 - 1 ha. Mức nước sâu 1,2 - 1,5 m. Sau vụ nuôi tôm cải tạo ao đầm bằng cách: làm cạn nước, bốc vét bùn, tu bổ lại bờ, cống, đăng và dùng vôi cải tạo đầm với lượng 15 - 20 kg vôi/100 m2: Dùng phân chuồng bón lót để gây màu nước, tạo thức ăn ban đầu cho cá. Lượng phân bón 50 - 60 kg/100 m2. Sau khi bón lót 3 - 5 ngày, kiểm tra lại môi trường nếu đạt các chỉ tiêu pH 7 - 9, độ mặn 4 mg/l thì tiến hành thả cá nuôi.
Chất lượng cá giống và thả cá giống
Cá giống phải không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không bị sây sát, không mất nhớt, cỡ cá đồng đều. Cá hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm và bơi theo đàn, không bị nhiễm bệnh. Cá rô phi trước khi thả nuôi đầm nước lợ cần được thuần hóa trong môi trường nước mặn. Mật độ nuôi 3 - 8 con/m2.
Quản lý chăm sóc
Dùng thức ăn công nghiệp để nuôi cá rô phi, đồng thời tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong ao đầm. Lượng cho cá ăn 3 - 7% khối lượng cá nuôi. Trong quá trình nuôi, đặc biệt chú ý đến độ mặn của nước, nếu vượt quá 10 phần nghìn cần có nước ngọt để điều tiết pha trộn độ mặn. Trong những ngày nắng, nhiệt độ tăng cao sẽ kéo theo sự thay đổi độ mặn do vậy cần chú ý điều tiết nhiệt độ.
Khi nuôi được 4 - 6 tháng, cá đạt tiêu chuẩn thương phẩm thì thu hoạch. Thu hoạch cá xong chuẩn bị ao đầm để nuôi tôm. Nuôi cá rô phi trong đầm nuôi tôm có tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường làm hạn chế dịch bệnh đối với tôm.
Có thể bạn quan tâm
Cá rô phi là một đối tượng thủy sản có triển vọng chọn nuôi . Để có được nguồn giống có chất lượng và tăng trưởng nhanh, đảm bảo không sinh sản trong quá trình nuôi nên các chuyên gia đã nghiên cứu ra các phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực .
Công nghệ biofloc đã được ứng dụng rất nhiều trong các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng vào nuôi thương phẩm cá rô phi cho năng suất cao tới 26 tấn/ha/vụ.
Với mô hình nuôi ghép tôm – cá rô phi, các ao nuôi có khả năng chống lại dịch bệnh, môi trường ao nuôi ổn định, năng suất nuôi tôm tăng lên, và đặt biệt là khả năng hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi tôm, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước.
Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe…
Đặc điểm của bệnh là do vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm)