Cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và tiếp tục chết
Trong khi các cơ quan chức năng đang tiến hành thanh tra các cơ sở chế biến hải sản tại khu vực xã Tân Hải (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) để tìm nguyên nhân làm cho cá chết hàng loạt trên sông Chà Và hôm 6-9 thì hôm qua, ngày 22-9, nhiều hộ dân phản ánh cá tiếp tục chết nhiều tại các lồng bè trên sông.
Sau khi nhận được thông tin cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và tiếp tục chết, Sở TN-MT tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường (BVMT) tỉnh ghi nhận tình hình thực tế này.
Cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường ghi nhận tình trạng cá chết và cá có dấu hiệu đốm đầu, bong da ở 1 bè nuôi cá bớp thuộc tiểu khu 4A, sông Chà Và ngày 22-9.
Theo các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, tình trạng cá chết vẫn diễn ra liên tục từ sau lần cá chết hàng loạt (ngày 6-9) đến nay.
Tuy nhiên, trong 3 ngày gần đây (20, 21 và 22-9) cá ở các lồng nuôi thuộc tiểu khu 4A chết nhiều hơn.
Nhiều nhất là 2 hộ nuôi cá lồng bè của Đài Loan.
Tại thời điểm chúng tôi đến, ở 2 bè nuôi này vẫn còn 2 thùng cá bớp loại khoảng 300gr đã chết vừa được vớt lên.
Tuy nhiên, chủ bè nuôi này không tiết lộ thông tin gì thêm về thiệt hại từ vụ cá chết này.
Qua quan sát, chúng tôi thấy, nhiều lồng nuôi đang được sục oxy cho cá thở; hàng ngàn con cá bớp loại nuôi khoảng 2 tháng trong lồng bè đã có dấu hiệu đốm đầu, bong da…
Theo những người nuôi cá lồng bè lâu năm, với dấu hiệu này cá bớp khó có khả năng sống quá 24 tiếng.
Chị Nguyễn Thị Huệ, chủ một lồng nuôi cá cũng thuộc tiểu khu 4 cho hay, từ hôm 6-9 đến nay, bè của chị đã chết hơn 1.000 con cá bớp loại 4kg; 3.000 con cá bớp mới nuôi được 1,5 tháng và 2.000 con cá bớp nuôi được 4 tháng.
Theo phản ánh của những hộ nuôi cá lồng bè, cá ở nhiều lồng bè vẫn tiếp tục chết nhưng nhiều hộ giấu thông tin do sợ bị xiết nợ hoặc bị thương lái ép giá…
Tuy nhiên, theo chỉ dẫn của những hộ nuôi, chúng tôi dọc theo sông Chà Và thì phát hiện rất nhiều cá chết được người dân đổ đống ở ven bờ sông; một số khác đã được chôn hoặc bán cho các nhà máy xử lý bột cá.
Theo Chi cục BVMT, việc các hộ nuôi có cá chết đổ cá ở ven bờ sông sẽ làm cho môi trường sông Chà Và tiếp tục bị ô nhiễm.
* Không chỉ cá chết, mà tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và cũng bị thiệt hại nặng. Anh Hồ Thanh Hùng (tiểu khu 4B) cho hay, trước đây, anh nuôi khoảng 5.500 con tôm hùm và tôm kẹt.
Nhưng sau lần ô nhiễm nguồn nước từ hôm 6-9 đến nay, ngày nào tôm của anh cũng chết, ngày ít thì 20 - 30 con; ngày nhiều vài trăm con.
Đến nay chỉ còn 200 con tôm hùm và khoảng 2.000 con tôm kẹt. Ngoài tôm, anh Hùng còn nuôi 500 con cá mú và 300 con cua nhưng cá mú bị chết nay trong bè còn khoảng vài chục con; cua chết gần hết.
Anh Hùng nói: “Tổng thiệt hại của tôi từ hôm đó đến nay khoảng 500 - 600 triệu đồng.
Anh Huỳnh Thanh Minh, nuôi hàu ở vùng nuôi số 5 cũng bị ảnh hưởng năng suất từ sau hôm 6-9 đến nay.
“Trước đây, rổ hàu thương phẩm Thái Bình Dương nuôi theo bè thu hoạch được 20 con thì nay ở một rổ số hàu chết hết phân nửa”, anh Minh cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
Là người đã từng sở hữu gần 7 ha cao su, trong đó 6 ha đã cho thu hoạch, mỗi ngày ông Lê Quang Vinh, thôn Thuỷ Ba Tây, xã Vĩnh Thuỷ thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Nhờ cây cao su, gia đình ông Vinh và nhiều hộ dân khác ở vùng quê này có cuộc sống khấm khá, sung túc.
Việc áp dụng CNSH trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.
Hiện nay nông dân đã cơ bản thu hoạch xong lúa hè thu, đây là thời điểm các hộ chăn nuôi vịt nhập đàn với số lượng lớn để thả vịt chạy đồng. Trong khi đó ngoài chủng vi rút gia cầm H5N1, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn xuất hiện cúm gia cầm H5N6 nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.
Nhằm mục cao chất lượng đàn trâu của tỉnh, 2 năm qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện thành công mô hình ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu bằng tinh đông lạnh giống trâu Murrah. Kết quả là đã tạo ra đàn nghé lai Murrah có trọng lượng lớn hơn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương.