Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mô Hình Hợp Tác Xã Thủy Sản Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ

Phát Triển Mô Hình Hợp Tác Xã Thủy Sản Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ
Ngày đăng: 25/04/2013

Phát triển thủy sản đang trở thành ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với quá trình phát triển quy mô, hình thức quản lý cũng là vấn đề đáng quan tâm, trong đó mô hình HTX chuyên canh thủy sản đã manh nha, phát triển, đang có cơ hội mở rộng. Mô hình này phù hợp với xu thế sản xuất quy mô lớn, an toàn, bền vững.

Đến hết năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đã đạt gần 10 ngàn ha, năng suất nuôi đạt bình quân xấp xỉ 2 tấn/ha, tổng sản lượng đạt trên 21 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi là trên 20 ngàn tấn. Theo khảo sát của ngành chức năng hiện nay cả tỉnh có gần 200 mô hình trang trại nuôi thủy sản với diện tích trên 1.400 ha; 7 HTX chuyên canh thủy sản. Về sản xuất con giống, có 1 trại giống thủy sản cấp I; 8 cơ sở sản xuất con giống và 580 hộ ương nuôi, cơ bản đáp ứng đủ số lượng con giống phục vụ trên địa bàn. Cùng với chăn nuôi truyền thống, ở các địa phương đã xuất hiện một số hộ nuôi các loại thủy sản đặc sản như: Nuôi cá lăng, cá chiên, nuôi ba ba... Sau hơn 7 năm đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế trọng điểm, nhiều hộ phát triển nuôi thủy sản trong tỉnh đã đạt thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha, doanh thu hàng trăm, cá biệt đến hàng tỷ đồng/năm.

Hiện nay, phát triển thủy sản chủ yếu vẫn do các hộ, nhóm hộ nhỏ lẻ thực hiện. Cả tỉnh mới có 7 HTX và một số doanh nghiệp có nuôi thủy sản phát triển tập trung. So với lĩnh vực khác, loại hình HTX, doanh nghiệp nuôi thủy sản tuy số lượng chưa nhiều song bước đầu đã khai thác được tiềm năng ao hồ đầm mà nếu để hộ, nhóm hộ khó đảm đương hết; tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tập trung; có cơ hội để các hộ có thu nhập, làm giàu.

Tuy vậy hoạt động của các HTX còn cầm chừng, quy mô nhỏ chưa có sự vượt trội, chưa phát huy được tính ưu việt của mô hình. Nguyên nhân trước hết là định kiến của nhiều nông dân về cách thức làm ăn, quản lý của HTX kiểu cũ vẫn tồn tại nên người dân chưa sẵn sàng tham gia. Hiện nay ở các địa phương đã hình thành HTX nuôi thủy sản, chủ yếu là những nơi có hồ đầm lớn, còn lại ở những nơi có điều kiện khoanh vùng thành hồ, đầm riêng người dân chưa tích cực tham gia. Ngay cả những nơi đã hình thành hội nuôi trồng thủy sản nhưng mô hình HTX vẫn chưa hình thành. Các địa phương chưa có cơ chế, chính sách tác động hữu hiệu để giúp HTX phát triển.

Hầu hết đất nuôi, trồng thủy sản là ruộng sâu, trũng do các hộ tự dồn đổi, đấu thầu của địa phương, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; trụ sở và vật chất đều do xã viên tự xoay xỏa, do vậy rất khó có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, ao đầm… để vươn lên làm dịch vụ, mở rộng sản xuất. Khả năng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm hạn chế, chủ yếu bán cho tư thương nên thường bị ép giá, hầu hết HTX gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiếu vốn, khiến cho vai trò của HTX còn mờ nhạt.

Theo dự báo, sản xuất thủy sản trong những năm tới tuy có nhiều tiềm năng nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng biến đổi khí hậu và các tác động kinh tế - xã hội khác, như dịch bệnh phát sinh, chi phí sản xuất con giống, thức ăn, thuốc chữa trị bệnh tăng lên, thị trường tiêu thụ cạnh tranh…. Do vậy để phát triển thủy sản đòi hỏi cần có sự liên kết kinh tế hộ trong hoạt động nuôi, khai thác, đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm …

Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thủy sản theo mô hình tập thể, vừa qua Chi cục thủy sản phối hợp với Liên minh HTX tỉnh triển khai chương trình sản xuất cá lồng và tìm giải pháp quản lý cho nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa đem lại năng suất, hiệu quả cao. Mục tiêu của chương trình là nâng cao giá trị sản xuất, xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất thủy sản. Bước đầu chương trình triển khai tới hơn 30 hộ với hơn 50 lồng cá quy mô 3.000m3 nuôi theo công nghệ mới- mà trước đó người nuôi được đi tham quan, học tập tại các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng… Dự kiến trong năm 2013, các lồng nuôi này sẽ cho năng suất 1.800 tấn cá, cao gấp 100 lần so với nuôi trong ao trên cùng đơn vị diện tích.

Muốn đạt mục tiêu này, vấn đề đặt ra đối với các hộ nuôi là chất lượng con giống, phòng trừ dịch bệnh và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Do đó, cần thành lập câu lạc bộ, HTX để xã viên và các HTX hỗ trợ nhau trong quá trình SX, tiêu thụ. Thông qua con đường hợp tác, các hộ nuôi trồng thuỷ sản sẽ giúp đỡ nhau giải quyết vấn đề cơ bản trong thủy sản. Ngoài sự trợ giúp của các đơn vị và ngành có liên quan, HTX cũng huy động vốn góp của xã viên, thành viên để đầu tư sản xuất thức ăn, cá giống cung cấp cho hộ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng và các hoạt động dịch vụ khác đảm bảo sản xuất bền vững.

Với vai trò chắp nối của Liên minh HTX, Chi cục thủy sản các hộ nuôi cá lồng tại các địa phương bước đầu đã nhất trí thành lập câu lạc bộ nuôi cá lồng. Sau khi hình thành câu lạc bộ, Liên minh HTX tỉnh sẽ hướng dẫn để thành lập các HTX và tổ chức tập huấn nâng cao trình độ quản lý để các HTX hoạt động, phát triển bền vững; Chi cục thủy sản sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét cấp chứng nhận cho các cơ sở, HTX nuôi cá lồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần đưa cá thương phẩm có chất lượng đến người tiêu dùng và phát triển thủy sản bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Loay Hoay Tìm Đầu Ra Cho Nhím Loay Hoay Tìm Đầu Ra Cho Nhím

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.

11/03/2013
Thu Lợi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Trồng Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Quảng Ninh Thu Lợi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Trồng Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Quảng Ninh

Sinh năm 1976 tại thôn Đồng Ý, xã Việt Dân (Đông Triều - Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hào là người có tham vọng vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình. Năm 2007 anh xin chuyển đổi diện tích 10.000 m2 đất canh tác nông nghiệp của gia đình sang trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với chất đất và khí hậu. Anh Hào tâm sự: Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nếu trồng lúa năng suất rất thấp nên không hiệu quả.

11/03/2013
Minh Oan Cho Tôm Giống Bình Thuận Minh Oan Cho Tôm Giống Bình Thuận

Tổng cục Thủy sản cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc khảo nghiệm sản xuất tôm bố mẹ là chủ trương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được UBND tỉnh khuyến khích. Nếu Việt - Úc thành công thì đây là niềm vui và vinh dự cho ngành sản xuất tôm giống Bình Thuận...

13/03/2013
Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Gần Đây Cũng Tăng Cao Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Gần Đây Cũng Tăng Cao Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Giá tôm thẻ chân trắng gần đây cũng tăng cao, hiện thương lái ở ĐBSCL thu mua tôm thẻ loại 50 con/kg với giá 122.000 đồng/kg; loại 60 con/kg giá 111.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 102.000 đồng/kg, bình quân tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so tuần trước.

13/03/2013
Vấn Đề Ethoxyquin Trong Tôm Nuôi Của Việt Nam Vấn Đề Ethoxyquin Trong Tôm Nuôi Của Việt Nam

Hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã rất vất vả khi Nhật Bản tăng cường kiểm tra dư lượng Trifluralin và Enrofloxacin với mức rất khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Sang năm 2012, tiếp tục chất Ethoxyquin cũng bị phía Nhật Bản kiểm soát đối với riêng tôm Việt Nam mà không kiểm soát chất này trong tôm Thái Lan, Indonesia…

15/03/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.