Cá Nuôi Lồng Bè Trên Sông Chà Và Tiếp Tục Chết

Thiệt hại thêm 7 tấn cá bớp
Đêm 25-12 rạng sáng ngày 26-12, tại các lồng nuôi cá lồng bè của 8 hộ dân trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) đã xảy ra tình trạng cá bớp chết đồng loạt thiệt hại gần 3 tấn trong ngày 25-12, lại tiếp tục chết thêm gần 2 tấn cá bớp và hơn 100 con cá chim, loại 300 – 400 gram/con.
Cùng thời điểm này, thêm 2 đơn vị nuôi cá lồng ở khu vực lân cận là Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng và Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Trọng Nghĩa cũng xảy ra tình trạng cá bớp nổi bông trắng trên đầu và lưng rồi chết đồng loạt, thiệt hại khoảng 4 tấn cá.
Chủ bè Lê Văn Công than: “Số cá bớp chết vào ban ngày thì còn lặn xuống vớt lên được một phần, bán cho các mối lái làm cá khô, được 30.000 đồng/kg, vớt vát được phần nào thiệt hại. Còn số cá chết qua đêm nổi lên đã có dấu hiệu trương sình, chỉ bán về cho các nơi làm cá phân”.
Đại diện Công ty TNHH nuôi trồng Đông Cảng cũng xác nhận họ đã liên hệ với các cơ sở làm cá phân và bán 4 tấn cá bớp chết chỉ với giá 10.000 đồng/kg. Trong khi đó giá thị trường bán sỉ cá bớp tươi sống loại 3-4 kg/con trong mùa này đang dao động từ 120.000-140.000 đồng/kg.
Cho đến 17 giờ chiều 26-12, tình trạng cá bớp ở các bè nuôi có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn vẫn tiếp diễn. Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Nuôi trồng và quản lý thủy sản (Chi cục Thủy sản) cho hay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các Chi cục Thủy sản và Chi cục Thú y tổ chức cán bộ chuyên ngành ra hiện trường theo dõi tình hình, nắm số liệu và diễn biến thực tế, lấy mẫu nước, mẫu cá và làm các xét nghiệm sinh hóa báo cáo nhanh về Chi cục và Sở.
Đồng thời hướng dẫn người dân các giải pháp khắc phục tạm thời sự cố: san thưa mật độ cá trong lồng, ưu tiên tăng cường sục khí oxy vào các lồng cá có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn để tăng lượng oxy hòa tan trong nước, giảm độ sốc đối với bè cá yếu do nước ô nhiễm gây thiếu oxy. Mặt khác, Chi cục cũng khuyến cáo người dân thu gom cá chết bán hoặc đưa về đất liền đào hố, rải phủ vôi bột và chôn lấp, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Chủ bè Nguyễn Công Biên cho hay, nhờ khởi động ngày từ sáng 25-12, toàn bộ giàn gồm 4 máy sục khí được trang bị từ đầu năm nên các bè cá của anh chưa xảy ra tình trạng cá chết, nhưng hiện tượng cá chê mồi có xảy ra ở một vài lồng. Tuy nhiên, ở hầu hết các hộ khác do không có tiền trang bị máy sục khí, chỉ tạm thời dùng biện pháp nổ máy ghe, quay chân vịt quạt nước đẩy vào lồng để gián tiếp tải thêm oxy cho cá thì tình hình cá lờ đờ chưa được cải thiện bao nhiêu.
Số lượng cá chết tính đến hôm qua hơn 10 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.

Hình thành hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, trồng trọt, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, phát triển cây con đặc sản... là những giải pháp đang được TP.Hà Nội ưu tiên thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương...

Việc áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) cấp nông hộ đến thời điểm này đã đem lại những hiệu quả khác biệt.

Để có lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/năm, gia đình anh Nguyễn Minh Diện đã kiên trì với mô hình “1 con, 2 cây” là nuôi lợn và trồng đào, quất bán dịp tết.

Cải thảo là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Phía Bắc trồng từ tháng 8 – 10, phía Nam trồng từ tháng 7 đến tháng 4 sang năm, còn ở Đà Lạt, người dân trồng quanh năm.