Cả Nước Có Khoảng 200.000 Con Bò Sữa

Ngày 23/7, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hội Xuất khẩu sữa Hoa Kỳ tổ chức hội thảo về “mô hình tổ chức, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa và đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa.
Sau 13 năm thực hiện Quyết định 167, chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Năng suất sữa bình quân hiện đạt 5,18 tấn/chu kỳ, cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3,2 tấn/chu kỳ), Indonesia (3,1 tấn/chu kỳ), Trung Quốc (3,4 tấn/chu kỳ)… Năm 2000, cả nước chỉ có 41.200 con bò sữa, đến nay đã lên tới 200.000 con bò sữa. Sản lượng sữa của cả nước năm 2001 chỉ có 64.7000 tấn đến nay là 456.400 tấn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, trong những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên sản xuất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, hiện sản lượng sữa của cả nước mới chỉ đáp ứng 28% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Do đó, thời gian tới các bộ, ngành cùng với tỉnh, TP cần đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng trồng nguyên liệu để bảo đảm thức ăn cho bò sữa. Đồng thời đầu tư khoa học công nghệ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, khuyến khích người chăn nuôi bò sữa theo mô hình an toàn sinh học, liên kết chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ để bảo đảm ATTP.
Related news

Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.