Trang chủ / Cá nước mặn / Cá nâu

Cá Nâu Nước Mặn

Cá Nâu Nước Mặn
Ngày đăng: 12/02/2011

Mỗi năm, ở miệt biển Nam Bộ, cứ đến ngày mưa già là tới ngày thu hoạch cá nâu (cá dìa).Nước giựt ròng, cá vào theo con nước, đi dài theo bờ kinh, thò tay vào mấy hang hốc là có thể bắt được một chú cá nâu đang ẩn mình ăn rong rêu trong đó. Nhàn nhã hơn thì buông cần bên bờ biển ầm ào sóng vỗ ghềnh đá hoang vu, chẳng mấy chốc đã bắt được nhiều con cá nâu mình dẹp tròn, có những đốm tròn đen nổi bật trên màu da nâu vàng.

Cứ nhìn sắc màu, hoa văn trên mình cá đã thấy đẹp rồi, có thể nuôi làm cá cảnh. Nhưng nói vậy mà không phải vậy. Câu cá nâu cũng phải nắm bắt đầy đủ kỹ thuật mới có cái mà ăn. Mồi câu cá nâu là mồi tôm, phải trùm kín lưỡi câu cá mới cắn. Lưỡi câu phải thả sâu chừng 2 sải nước. Bắt cá cũng phải biết cách, lớ quớ mấy cái gai trên lưng cá đâm đau thấu xương suốt mấy ngày trời!

Cá nâu ngon nhất phải nặng khoảng 300g. Món đơn giản là cá nâu nướng muối ớt. Món sẽ ngon hơn, đậm đà hơn, nếu được ướp muối hột "chánh hiệu" Vĩnh Châu (Bạc Liêu). Cá nâu gói lá chuối nướng trui chấm muối ớt cũng là "độc chiêu" của dân miệt cuối đất Việt. Cá nâu kho trái giác lạ miệng với dân thành phố. Nước dừa nấu trái giác vừa sôi, thả cá nâu làm sạch vào, nước sôi đợt nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn, đã có món vừa ngọt thịt cá vừa chua thanh vị trái giác. Cũng ăn tốn cơm như vậy là cá nâu kho rau răm. Trong các loại rau vườn, rau răm tưởng như không có giá trị gì, nhưng khi được "đặt" đúng chỗ thì nó phát huy tác dụng tối đa, tăng thêm hương vị món ăn. Cá nâu kho rau răm là một ví dụ. Cá nâu phải kho cho thật thấm, mềm con cá, nước kho vừa lạt vừa ngọt, ăn không quá mặn mới là thiện nghệ của tay nghề người đầu bếp. Và khi nồi cá kho đã được nêm nếm đạt yêu cầu nhấc xuống bếp mới cho nắm rau răm vào, vì rau răm chín sẽ quá dai. Thưởng thức cá nâu kho là ngon hơn hết vì nó thể hiện đầy đủ cái sự béo ngon và chắc thịt của con cá.

Lẩu cá nâu cơm mẻ hoặc trái giác là món ăn phổ biến, cạnh tranh ăn đứt các thứ lẩu cá khác. Món này ăn kèm với các loại rau vườn. Nào bông súng, đậu rồng, bắp chuối, rau mác, cù nèo, bông và đọt lục bình... Vị ngọt của cá nâu, vị chua đằm của cơm mẻ hoặc trái giác sẽ khiến bạn ngất ngây thần khẩu. Ưu điểm của món này là không chỉ giúp bạn thưởng thức hương vị của món ngon mà còn chống, chữa được một số bệnh tật. Vị chua của cơm mẻ, trái giác kích hoạt hệ tiêu hóa của bạn hoạt động mạnh hơn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả cảu mô hình nuôi Cá nâu Hiệu quả cảu mô hình nuôi Cá nâu

Hiệu quả cảu mô hình nuôi Cá nâu

27/08/2016
Triển vọng nuôi cá nâu Triển vọng nuôi cá nâu

- Cá nâu (Scatophagus agus) có thể sống tốt trong nước ngọt, lợ và mặn. Cá có kích cỡ vừa phải, mùi vị thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Đây được coi là một đối tượng triển vọng trong nuôi kết hợp với các loài khác, nhất là việc khắc phục những ao nuôi tôm bị dịch bệnh.

27/08/2016
Cá nâu - cá dĩa thái - Đặc tính sinh học Cá nâu - cá dĩa thái - Đặc tính sinh học

Cá nâu được nhiều người gọi là cá dĩa thái với những nét hoa văn da beo trên cơ thể nên 1 số người còn gọi là dĩa beo. Hiện chưa sản xuất giống nhân tạo. Trong tự nhiên cá di cư giữa các môi trường nước ngọt – lợ – mặn và sinh sản ở bãi san hô.

27/08/2016
Cá nâu - cá dĩa thái - Kỹ Thuật nuôi Cá nâu - cá dĩa thái - Kỹ Thuật nuôi

Cá nâu - cá dĩa thái - Kỹ Thuật nuôi

27/08/2016
Thực nghiệm nuôi cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau Thực nghiệm nuôi cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau

Cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) là loài th ủy sản nước lợ có tiềm năng kinh tế hiện nay và là loài cá rộng muối có thể thích nghi với các độ mặn khác nhau (0-30‰).

27/08/2016