Cà Mau đang vào thời điểm thích hợp cho nuôi tôm công nghiệp

Dù có nhiều áp lực do sinh hoạt và sản xuất tác động, tuy nhiên vào thời điểm mùa mưa, môi trường nước trên các tuyến sông cơ bản đảm bảo cho việc nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Sinh hoạt cuộc sống và xả thải trong hoạt động khai thác hải sản trên sông tại thị trấn Cái Đôi Vàm (Phú Tân), tất yếu gây tác động đến môi trường nước cho nuôi tôm công nghiệp.
Tuy nhiên, hàm lượng hữu cơ trong nước (COD) lại vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 7 - 12 lần; H2S vượt ngưỡng cho phép trên 0,08mg/l, nhất là tại Kênh 90, Cái Đôi Vàm, Phú Tân; Tân Tiến, Đầm Dơi.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm tuyệt đối không được cấp nước khi nước có màu sẫm, nhiều mùn bã hữu cơ; cần lắng, lọc kỹ trước khi đưa vào ao nuôi. Đang vào thời kỳ thời tiết thường xuyên thay đổi, dẫn đến các yếu tố môi trường biến động liên tục, Chi cục đề nghị người nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi, theo dõi các hoạt động của con tôm; bổ sung khoáng và Vitamin C vào khẩu phần ăn nhằm giúp tăng sức đề kháng của con tôm; bón vôi quanh ao trước và sau khi mưa để duy trì hệ đệm cũng như ổn định độ pH trong ao nuôi; hạn chế tối đa việc lấy nước trực tiếp vào ao nuôi; khi độ mặn trong ao nuôi và độ kiềm thấp, cần bổ sung canxi nhằm chống hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác ở tôm nuôi.
Cà Mau hiện có trên 9.100ha nuôi tôm công nghiệp. Do nhiều yếu tố tác động, từ đầu năm đến nay đã có 443ha bị dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.

Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Hiện giá tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn đang lên cao trở lại. Hiện tại, tôm thịt loại I có giá từ 1,6– 1,7 triệu đồng/kg; tôm thịt loại II có giá từ 1,5 – 1,6 triệu đồng/kg.