Cá Lồng Chết Hàng Loạt Ngay Đầu Mùa Lũ
Vào khoảng giữa tháng Sáu đến nay, tại 2 xã Phúc Sạn và Tân Mai thuộc vùng hồ sông Đà, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng, bè bị chết hàng loạt.
Hàng trăm hộ dân bị mất trắng hơn 4,6 tấn cá, giá trị thiệt hại ước tính 650 triệu đồng. Cá chết chủ yếu là trắm cỏ, ngạnh, bỗng đang sắp đến kỳ thu hoạch, trọng lượng bình quân trên 1 kg/con.
Chi cục Thủy sản của tỉnh phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mai Châu kiểm tra và xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt là do ngộ độc môi trường nước vào mùa mưa lũ.
Chi cục Thủy Sản đã có khuyến cáo các hộ nuôi cá lồng trên sông hồ thực hiện các biện pháp xử lý môi trường nuôi vào thời điểm nước đục để tránh rủi ro, thiệt hại.
Hiện, cơ quan chuyên môn của tỉnh Hòa Bình đã có công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại sớm ổn định sản xuất
Có thể bạn quan tâm
Đối với những hộ nông dân xã Chiềng Đông, quanh năm lam lũ trồng lúa, cây ngô, cây sắn thì đây là lần đầu áp dụng hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nên không ít bỡ ngỡ. Với tổng số tiền 270 triệu đồng dành cho mô hình, Trạm đã cấp 2.000 con gà giống; mỗi hộ được cấp 50 con gà giống (nhập từ Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên), 40 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, thức ăn cám công nghiệp, thuốc và vắc xin phòng bệnh.
Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.
Sau 2 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống và tập huấn kỹ thuật trồng nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con một số xã trong huyện Điện Biên, giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, đến nay mô hình trồng nấm hộ gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã phát huy hiệu quả.
Từ năm 2010, giống thanh long này mới được một số gia đình ở huyện Xuyên Mộc đưa về trồng thử đến nay đã phát triển ra nhiều hộ trồng với quy mô lớn. Nhìn chung, giống thanh long “Long Định 1” thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung và có tỷ đậu trái cao, chất lượng hơn hẳn giống thanh long thông thường.
Một hai năm trở lại đây, tình hình xuất khẩu ở tỉnh không thuận, nhất là ở nhóm hàng nông, thủy sản. Việc sụt giảm kim ngạch, gián đoạn thị trường hoặc mất thị trường đã xảy ra.