Cá Lồng Chết Hàng Loạt Ngay Đầu Mùa Lũ
Vào khoảng giữa tháng Sáu đến nay, tại 2 xã Phúc Sạn và Tân Mai thuộc vùng hồ sông Đà, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng, bè bị chết hàng loạt.
Hàng trăm hộ dân bị mất trắng hơn 4,6 tấn cá, giá trị thiệt hại ước tính 650 triệu đồng. Cá chết chủ yếu là trắm cỏ, ngạnh, bỗng đang sắp đến kỳ thu hoạch, trọng lượng bình quân trên 1 kg/con.
Chi cục Thủy sản của tỉnh phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mai Châu kiểm tra và xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt là do ngộ độc môi trường nước vào mùa mưa lũ.
Chi cục Thủy Sản đã có khuyến cáo các hộ nuôi cá lồng trên sông hồ thực hiện các biện pháp xử lý môi trường nuôi vào thời điểm nước đục để tránh rủi ro, thiệt hại.
Hiện, cơ quan chuyên môn của tỉnh Hòa Bình đã có công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại sớm ổn định sản xuất
Related news
Hiện nay cây Cao Su giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nông dân Bình Dương. Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ trồng Cao Su
Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn
Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch
Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ
Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đứng ra làm trung gian trong hợp đồng trồng cà tím giữa Công ty Duyên Hải và bà con nông dân ở Bưng Riềng. Hợp đồng 3 bên - 4 nhà (3 bên là người nông dân, người thu mua và đại diện địa phương, 4 nhà là nông dân, chính quyền, doanh nghiệp và nhà khoa học) đã được ký kết