Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Lau Kính Sát Thủ Với Vẻ Mặt Cười

Cá Lau Kính Sát Thủ Với Vẻ Mặt Cười
Ngày đăng: 21/05/2014

Mặc dù có thể làm thành những món ăn hấp dẫn, nhưng cá lau kính – một loài sinh vật ngoại lai – đang là mối nguy cơ có thật đối với hệ sinh thái trong các thủy vực tự nhiên.

Mồi nhậu của dân chài

Nghề nuôi cá tra công nghiệp phát triển mạnh ở ĐBSCL đã tạo ra một nghề mới - dịch vụ thu hoạch cá tra. Cái nghề nặng nhọc, vất vả, nhưng cũng tạo được công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, với thu nhập khá ổn định. Đến nay ở hầu hết các địa phương nuôi cá tra công nghiệp đều có các nghiệp đoàn thu hoạch cá tra chuyên nghiệp, đảm nhận việc thu hoạch, vận chuyển cá từ trang trại đến nhà máy chế biến nhanh nhất, cá ít chết nhất.

Sinh ra và lớn lên tại miền tây sông nước, anh Nguyễn Văn Lên (Quận Ô Môn, TP Cần Thơ) bơi lội dưới sông cũng không khác gì đi trên bờ. Với thân hình vạm vỡ, lực lưỡng, đôi chân mạnh mẽ, anh luồn lách trong dòng nước như một con rái cá, một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp, dù chưa từng qua trường lớp đào tạo nào.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn buộc phải thôi học từ nhỏ, Lên đã sớm theo các anh, các chú trong xóm đi khắp các vùng nuôi cá tra công nghiệp trong vùng để kéo cá thuê kiếm sống.

“Nghề thu hoạch cá thuê, kéo lưới mướn vất vả lắm, nhưng được cái làm có tiền, mỗi ngày một hai trăm nghìn. Nếu biết chi tiêu hợp lý thì cũng có dư chút đỉnh. Chịu khó di chuyển thì có việc liên tục, thậm chí không có ngày nghỉ” - anh Lên cho biết.

Đối với dân thu hoạch cá thuê, cá tra, rô phi, cá lóc,…ăn hoài nên không còn thấy ngon. Vậy nên gần đây, thấy cá lau kính xuất hiện ngày càng nhiều trong ao nuôi, họ đã thử ăn và thấy có thể làm thành những món khoái khẩu đối với dân chài.

Với khả năng bơi lội rất cừ, anh Lên liền biểu diễn tài bắt cá lau kính bằng tay không. Chỉ chưa đầy một tiếng đồng lặn ngụp ở mé bờ ao nuôi cá tra công nghiệp, anh đã bắt được hơn 2 kg cá. Anh cho biết, để bắt được cá lau kính phải lặn sâu, mò kỹ các hang hốc, ngóc ngách ở bờ ao, vì loài cá này sống đáy, thường làm tổ, đục khoét ở mé bờ. Cá có bề ngoài sần sùi, cũng dễ bắt, nhưng cần cẩn thận để tránh bị gai trên thân cá đâm vào.

“Tuy trông con cá xấu xí nhưng nếu chế biến đúng cách thì thịt cá lau kính dai và có vị ngọt, ngon chẳng khác gì thịt gà vườn” - anh hào hứng kể. “Cá đem nướng trui, lột bỏ da và nội tạng, chỉ lấy thịt ở hai bên thân cắt khúc ướp gia vị để xào sả ớt, cà ri làm mồi nhắm với ba xị đế là hết xẩy, không thua gì đặc sản nhà hàng”.

Hiểm họa xâm lăng

Những năm gần đây, cá lau kính (còn gọi là cá dọn bể), tên tiếng Anh là Suckermouth catfish, tên khoa học Hypostomus plecostomus - một loài sinh vật ngoại lai nguồn gốc Nam Mỹ, đã du nhập vào nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, thông qua những người nuôi cá cảnh. Do thức ăn chính là rong, rêu, tảo bám trên nền đáy hoặc bề mặt thực vật, cá được nuôi phổ biến để làm vệ sinh (lau kính) trong các bể nuôi cá cảnh.

Theo tài liệu của Cục Tài nguyên Sinh học Mỹ, cá lau kính có biên độ sinh thái rất rộng đối với nhiều yếu tố môi trường. Chúng có thể sinh sống ở cả môi trường nước tĩnh và động, chủ yếu phân bố trong vùng nước ngọt. Khi thoát ra môi trường tự nhiên, loài cá này có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh, trở thành một sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại cao ở nhiều quốc gia.

Ở nước ta, cá lau kính đã có mặt tại khắp các kênh, rạch, ao hồ, ruộng lúa ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, và đã có nhiều cảnh báo về việc cá lau kính phát triển với mật độ cao và nhanh chóng trong các thủy vực, đặc biệt là tại các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước.

Theo các nhà khoa học, sự xuất hiện của loài sinh vật này có thể phá vỡ cân bằng sinh thái, gây mất cân bằng trong chuỗi thức ăn cũng như sự cạnh tranh trực tiếp đối với các loài cá bản địa có cùng tập tính. Hậu quả cuối cùng có thể là việc giảm thiểu đa dạng sinh học.

Thực tế ở nhiều nước sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của cá lau kính trong môi trường tự nhiên đã làm giảm đáng kể nguồn lợi tự nhiên của nhiều loài thủy sản như cá chép, rô phi, cá trê,... Tuy không trực tiếp tấn công các loài khác, nhưng với tính phàm ăn, cá lau kính là đối thủ cạnh tranh thức ăn rất mạnh, thậm chí chúng còn ăn cả trứng những loài cá khác.

Hiện nay ở vùng ĐBSCL, cá lau kính xuất hiện nhiều trong sông ngòi, kênh rạch cho đến các ao hồ nuôi trồng thủy sản công nghiệp. Dù có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn, nhưng loài cá này là một mối nguy thực sự đối với các thủy vực tự nhiên và vùng nuôi cá. Bài học từ sự xâm lăng của cá lau kính ở các nước trên thế giới cho thấy không thể mất cảnh giác với kẻ “sát thủ với bộ mặt cười này”, và các nhà khoa học cần nghiên cứu biện pháp diệt trừ hiệu quả để phổ biến rộng rãi cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Lúa Trên Đất Nhiễm Phèn, Mặn Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Lúa Trên Đất Nhiễm Phèn, Mặn Đạt Hiệu Quả Cao

Mới đây, tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư cùng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết mô hình (MH) trồng lúa trên ruộng nhiễm phèn, mặn. MH thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013-2014, diện tích 1 ha, 10 hộ tham gia, gieo sạ giống lúa OM 5953 là giống lúa có khả năng chịu điều kiện ruộng phèn, mặn.

07/05/2014
Tiêu Thụ Sôi Động, Gạo Thơm Tăng Giá Vùn Vụt Tiêu Thụ Sôi Động, Gạo Thơm Tăng Giá Vùn Vụt

Trong khi gạo chất lượng thấp (IR 50404) đang rớt giá thảm hại những ngày gần đây, thì gạo thơm lại tăng giá vùn vụt, tiêu thụ sôi động hẳn lên nhưng nguồn cung trên thị trường hiện không còn nhiều.

07/05/2014
Tăng Thu Nhập Nhờ Chuyển Đổi Cây Trồng Tăng Thu Nhập Nhờ Chuyển Đổi Cây Trồng

Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa chỉ có lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng/ha.

07/05/2014
Hậu Giang Có Khoảng 3.000 Ha Lúa Hè Thu Chín Sớm Hậu Giang Có Khoảng 3.000 Ha Lúa Hè Thu Chín Sớm

Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.000ha lúa Hè thu sớm đang trong giai đoạn trổ đều, một số diện tích lúa đã đỏ đuôi (chủ yếu là giống IR 50404), tập trung ở huyện Châu Thành A (1.754ha), Vị Thủy (799ha) và TP.Vị Thanh (39ha). Dự kiến, cuối tháng 5 này, bà con sẽ bắt đầu thu hoạch.

07/05/2014
Thị Trấn Nông Trường Việt Trung (Bố Trạch) Dưa Hấu Được Mùa Thị Trấn Nông Trường Việt Trung (Bố Trạch) Dưa Hấu Được Mùa

Sau cơn bão số 10 kinh hoàng hồi năm ngoái, những rừng cao su bạt ngàn của thị trấn Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) đã bị tàn phá, cuộc sống người dân từ đó đến nay vô cùng khó khăn. Nhưng có lẽ “ông trời” không lấy đi của ai tất cả, trong những ngày cuối tháng 4 này, người nông dân nơi đây lại vui mừng, phấn khởi bởi một mùa dưa hấu được mùa, được giá.

07/05/2014