Cá Cơm Khô Mũi Né (Phan Thiết) Cơ Hội Để Vào Sâu Thị Trường Hàn Quốc
Tuyến biển Bình Thuận dài 198km, nhiều vùng có cá cơm như: Vĩnh Tân, Phước Thể, Liên Hương, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Tân Thành, Tân Hải…
Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.
Ông Choi Song joon - một thương nhân ở Hàn Quốc cho hay: “Tại các quán ăn ở thành phố Seoul Hàn Quốc đều sử dụng cá cơm loại nhỏ (loại 1x2 hoặc 2x3) còn nguyên đầu. Mỗi bàn ăn chủ nhà hàng đều bày ra một dĩa cá cơm khô chiên giòn, không tính tiền. Cá cơm Mũi Né thơm, ngọt, người Hàn Quốc rất thích ăn”.
Cuối tháng 7/2014, tôi có dịp cùng ông Choi Song Joon đến doanh nghiệp Hải Trường ở Mũi Né để tìm hiểu quy trình chế biến cá cơm xuất khẩu. Toàn phường Mũi Né có gần 127 lò hấp cá cơm, nhưng lò chế biến cá cơm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ đếm đầu ngón tay.
Bà Cầm - chủ cơ sở cá cơm lớn có nhiều kho lạnh chứa hơn 100 tấn cá, cho biết: “Cá cơm của tôi loại 2x3 gãy đầu, chủ yếu xuất bán cho thương lái Trung Quốc và bán nội địa. Mỗi ngày xuất kho khoảng 20 - 30 tấn. Riêng khách hàng Hàn Quốc mua cá cơm yêu cầu “nguyên đầu”, loại nhỏ nên rất khó tìm hàng…”.
Một cơ sở khác là bà Hồng lại khá rộng rãi, mỗi ngày có thể phơi 200 vỉ cá. Đến mùa cá cơm, bà Hồng cho người ra tận bến mua về hấp, phơi, lựa chọn cá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tại cơ sở bà Hồng có loại cá cơm nhỏ (còn đầu, độ mặn ít) nên khách hàng Hàn Quốc rất thích. Bà Hồng cho biết: “Cá cơm nhỏ (có đầu), giá bán 75 - 80 ngàn đồng/kg; còn loại cá cơm lớn (không đầu) giá bán chỉ 45 - 50 ngàn đồng/kg và cứ 5 kg cá pha tươi thì chế biến, sàng lọc được 1 kg cá cơm khô đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Do vậy, làm nghề cá cơm cực lắm, phải lựa chọn nhiều lần mới vừa ý khách hàng, nhất là khách hàng Hàn Quốc. Tuy vậy, chúng tôi vẫn cố gắng chế biến loại cá cơm khô nhỏ xuất khẩu sang Hàn Quốc để ổn định thị trường hơn…”.
Mũi Né có gần 500 tàu thuyền, trong đó 120 tàu thuyền hành nghề đánh cá pha, cùng với đó là 127 lò chế biến cá cơm và hàng chục kho lạnh bảo quản cá cơm với quy mô sản xuất khác nhau. Người dân Mũi Né luôn tự hào cá cơm khô nổi tiếng của địa phương mình, nhưng họ cũng còn lo ngại rất nhiều về tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải của các lò cá cơm thải ra...
Có thể bạn quan tâm
Trước tình hình dịch bệnh trên tôm đang xuất hiện ở nhiều tỉnh ĐBSCL trong vụ tôm 2012, một cuộc họp về dịch bệnh tôm đã được tổ chức ở Bến Tre vào chiều ngày 29/2.
Tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có hàng ngàn con vịt chết do cúm gia cầm H5N1. Cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành tiêu huỷ gần 3.000 con. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Hà Nội.
Nhằm nâng cao giá trị cây vải, mang lại hiệu quả cho người dân, hướng tới xuất khẩu, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, đảm bảo ATVSTP theo quy trình VietGAP”.
Sinh ra trong một gia đình đông anh em ở vùng đất bán sơn địa thuộc xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa), năm học lớp 10, Vũ phải nghỉ học giữa chừng vì cha bệnh nặng. Để có tiền phụ giúp gia đình và nuôi các em ăn học, Vũ phải bươn chải kiếm sống bằng cách theo các cô bác trong làng buôn bán vật tư nông nghiệp, nông sản
Khi thu hoạch cá xong ao phải được cải tạo thật kỹ bằng cách: tháo cạn nước ao, vét lớp bùn đáy, diệt cá tạp, bón vôi, phơi đáy ao lâu hơn so nuôi các loài cá khác (phải trên 10 ngày), lấy nước vào ao, dùng hóa chất xử lý nước để ổn định môi trường nước