Cá chết trắng hồ nghi do ô nhiễm nguồn nước

Nhiều loại cá chết nổi trắng hồ nuôi của ông Năng, ở thôn Đại Phú.
Cụ thể vào 6h sáng cùng ngày, tại hồ nuôi cá với diện tích 1 ha mặt nước của ông Châu Văn Năng, thôn Đại Phú có rất nhiều cá chết nổi trắng hồ gồm cá măng, cá rô phi, cá hồng chết.
Nhiều con cá có trọng lượng 5 - 6kg cũng bị chết. Ước tính đã có hàng chục kg/cá chết và hiện tại cá vẫn tiếp tục chết.
Ông Năng cho biết: “Đây là lần thứ hai, cá nhà tôi nuôi bị chết nhiều như vậy”.
Lãnh đạo xã và cơ quan chức năng huyện Núi Thành đang lập biên bản sự việc nói trên.
Qua sát của chúng tôi, ngay bên cạnh các hồ nuôi nói trên là nhà máy sản xuất của Công ty CP Sô-đa Chu Lai thuộc Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, ở bên ngoài hồ nuôi cá của gia đình ông Năng là bờ kênh nước thải đục ngầu.
Ông Năng, ông Tuấn và nhiều hộ dân khác thôn Đại Phú cho rằng, đó là nguyên nhân ô nhiễm khiến cá nuôi chết hàng loạt.
Nhiều con cá trọng lượng 5 - 6kg của hồ nuôi ông Năng bị chết. (Ảnh: Văn Luận)
Theo ông Tuấn, Công an huyện Núi Thành đã đến hiện trường lập văn bản sự việc này. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/6, tại xã Đốc Tín (Mỹ Đức), Chi cục Thủy sản Hà Nội - Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị Công tác bảo vệ nguồn lợi phát triển thủy sản và đánh giá công tác phối hợp với các tỉnh phía Bắc về quản lý dịch bệnh, kiểm soát ATTP trong nuôi trồng thủy sản.

Vụ tôm năm 2015 (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ chân trắng) thời tiết không thuận lợi, trước tết Nguyên đán 2015 thời tiết lạnh, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài, hiện xuất hiện những cơn mưa trái mùa, do đó tình hình dịch bệnh xảy ra ở các địa phương nuôi tôm trong tỉnh Trà Vinh đang tăng cao, bao gồm hội chứng hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng...

Đầu tư hàng trăm triệu đồng cho mỗi đìa tôm thẻ chân trắng, thế nhưng thời gian gần đây, tôm chết hàng loạt khiến người nuôi tôm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn.

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu), diện tích nghêu bị chết đã lên đến trên 40ha, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.