Cá chết trắng hồ nghi do ô nhiễm nguồn nước

Nhiều loại cá chết nổi trắng hồ nuôi của ông Năng, ở thôn Đại Phú.
Cụ thể vào 6h sáng cùng ngày, tại hồ nuôi cá với diện tích 1 ha mặt nước của ông Châu Văn Năng, thôn Đại Phú có rất nhiều cá chết nổi trắng hồ gồm cá măng, cá rô phi, cá hồng chết.
Nhiều con cá có trọng lượng 5 - 6kg cũng bị chết. Ước tính đã có hàng chục kg/cá chết và hiện tại cá vẫn tiếp tục chết.
Ông Năng cho biết: “Đây là lần thứ hai, cá nhà tôi nuôi bị chết nhiều như vậy”.
Lãnh đạo xã và cơ quan chức năng huyện Núi Thành đang lập biên bản sự việc nói trên.
Qua sát của chúng tôi, ngay bên cạnh các hồ nuôi nói trên là nhà máy sản xuất của Công ty CP Sô-đa Chu Lai thuộc Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, ở bên ngoài hồ nuôi cá của gia đình ông Năng là bờ kênh nước thải đục ngầu.
Ông Năng, ông Tuấn và nhiều hộ dân khác thôn Đại Phú cho rằng, đó là nguyên nhân ô nhiễm khiến cá nuôi chết hàng loạt.
Nhiều con cá trọng lượng 5 - 6kg của hồ nuôi ông Năng bị chết. (Ảnh: Văn Luận)
Theo ông Tuấn, Công an huyện Núi Thành đã đến hiện trường lập văn bản sự việc này. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Related news

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.

Do nguồn nước đầm Thị Nại bị ngọt hóa nên vụ nuôi tôm năm nay đến hết tháng 4.2015 huyện Tuy Phước (Bình Định) mới cơ bản thả xong tôm giống vào nuôi trên diện tích 965 ha, muộn hơn 1 tháng so với lịch thời vụ.