Bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam tiền triệu được đặt hàng sớm
Ông Nguyễn Trung Thành - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông Phú Trí A (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết, đến nay ông đã ký hợp đồng với 3 khách hàng lớn với tổng số lượng bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được bán ra là 250 trái.
Trong khi đó, năm nay ông chỉ sản xuất thử được 800 trái, số bưởi tạo hình thành công là khoảng 600 trái (chiếm khoảng 80%).Bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
“Năm nay, các nơi biết tôi có bưởi tạo hình mới nên tranh thủ đến sớm để đặt hàng.
Các năm trước là khoảng 1 tháng nữa khách mới đến.
Do công sức tạo hình loại bưởi này công phu, tốn nhiều thời gian, hình dáng rất đẹp và lạ nên sản phẩm sẽ có giá bán là 1,2 triệu đồng/trái” - ông Thành thông tin.
Chia sẻ với phóng viên về ý tưởng cho ra đời bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam có cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ông Thành cho biết, đây là cách làm thể hiện lòng yêu nước, khẳng định với thế giới chủ quyền của nước ta, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam chứ không của ai khác.
Sau thành công năm nay, tới đây, ông Thành sẽ mở rộng quy mô, cho ra thị trường nhiều bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng sa, Trường Sa hơn nữa.
Trước đó, ông Thành từng tạo ra các sản phẩm có một không hai như bưởi hồ lô, bưởi hồ lô có hình thỏi vàng, bưởi "bàn tay Phật" (hay còn gọi là bưởi lễ Cát Tường), bưởi hồ lô có các chữ Tài, Phước, Lộc, Thọ,…
xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh về bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
Ông Thành cho biết rất mừng vì tạo hình thành công bưởi hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Dự kiến, giá mỗi trái bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là 1,2 triệu đồng.
Đại diện một doanh nghiệp từ TP.HCM tìm đến ông Thành để đặt hàng mua bưởi.
Ông Thành khẳng định bưởi tạo hình bản đồ Việt Nam ăn ngon như các loại bưởi thông thường khác, các múi không bị lép, bị sượng.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân huyện Chơn Thành (Bình Phước) đưa vào trồng nhiều do dễ trồng, chăm sóc và khoảng 2,5 năm cho thu hoạch. Những năm trước, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm 2014, đến thời điểm này, thị trường mít rớt giá quá mạnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, làm cho bà con nông dân điêu đứng, dở khóc, dở mếu.
Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.
“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.
Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.
Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.