Bưởi Năm Roi Có Chiều Hướng Tăng Diện Tích - Cam Sành Được Mùa, Giá Giảm

Trong khi nhiều nhà vườn chạy theo phong trào trồng cây cam sành vì hiệu quả kinh tế cao thì ông Trần Văn Tiền, ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, Châu Thành (Hậu Giang) vẫn đeo bám cây bưởi Năm Roi.
Hiện nay, 400 gốc bưởi Năm Roi của gia đình ông Trần Văn Tiền đã được 7 năm tuổi, cho thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí còn gần 300 triệu đồng. Hiện tại, ông đang xử lý bưởi Tết Nguyên đán, ước khoảng từ 8-10 tấn trái. Kết quả trên là ông biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất như cắt nhánh, tỉa cành, tạo tán cho cây bưởi, thường xuyên theo dõi tình hình sâu đục trái tấn công và có biện pháp phòng trị kịp thời.
Được biết, huyện Châu Thành có khoảng 1.400ha bưởi Năm Roi và diện tích này đang có xu hướng tăng trở lại, sau khi cây cam sành phải đối mặt với dịch bệnh tấn công.
Hiện nay, giá cam sành thương lái mua tại vườn chỉ còn từ 8.000-10.000 đồng/kg, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, có nơi chưa đến 8.000 đồng/kg do chi phí vận chuyển, còn tại các vựa là khoảng 11.000 đồng, giảm 7.000 đồng so với tháng trước. Nguyên nhân giá cam sành giảm được một số nhà vườn cho biết, hiện nay đang bước vào vụ thu hoạch rộ lại đụng hàng với mùa vụ nhiều loại trái cây khác.
Related news

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đến nay toàn huyện phát hiện gần 1.000 ha mì bị bệnh thối củ và cháy lá vi khuẩn.

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.

Đó là thế mạnh sản xuất nông nghiệp khu vực tiếp giáp Thới Sơn, An Phú, An Cư, Văn Giáo (Tịnh Biên - An Giang)… do đồng bào Khmer và người Kinh trồng trên đất đồi dốc, xen vườn cây ăn trái và cây rừng. Khoai mì ở đây không chỉ lấp vụ chờ mưa, mà còn giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình và ứng phó trong điều kiện biến đổi thời tiết.

Là một trong bốn loại cây ăn quả chủ lực nằm trong đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội, nhãn chín muộn là đặc sản của đất Hà thành, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Đặc biệt, từ khi vải, nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Hà Nội đang chuẩn bị các bước cần thiết để xuất khẩu nhãn chín muộn sang thị trường này.