Bưởi da xanh ruột hồng ở Bảo Quang

Bưởi da xanh ruột hồng để lâu hơn 15 ngày dùng rất ngon, không hạt, không chua, không khô, lành tính…
Loại bưởi này rất dễ nhân giống theo phương pháp chiết cành (bó nhánh), cành chiết ra vẫn giữ y đặc tính cây mẹ, rất dễ trồng và phát triển nhanh ở vùng Long Khánh.
Ở xã Bảo Quang, hiện đã có trên chục hộ nông dân tham gia trồng bưởi da xanh ruột hồng với diện tích trên 50 hécta.
“Dòng bưởi da xanh ruột hồng sẽ có giá tại vườn khoảng 40 - 45 ngàn đồng/kg. Một trái bưởi loại 1 cũng nặng khoảng 2kg.
Một hécta cho trái từ 2 năm trở lên có thể cho sản lượng khoảng 30 tấn trái.
Mỗi năm cho thu nhập cũng khá ổn định”- bà Năm Phỉnh (ấp 18 Gia Đình, xã Bảo Quang) có vườn bưởi rộng trên 1 hécta đã cho trái từ 10 - 15 năm nay cho biết như trên.
Chủ tịch UBND xã Bảo Quang Trần Công Nghị cho hay:
“Còn rất nhiều vùng đất trống nông dân đang chuẩn bị xuống bưởi, do các loại cây cà phê, chôm chôm già cỗi, phải thay đổi cơ cấu cây trồng.
Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng, là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp ở xã Bảo Quang này”.
Trao đổi về việc tại sao chưa thể lập các tổ hợp tác cây bưởi để sản xuất theo mô hình nông nghiệp tốt, giúp cho sản phẩm chất lượng và có nhiều hướng ra hơn, Chủ tịch UBND xã Bảo Quang cho biết:
“Hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành với bà con nông dân; việc định hướng, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông riêng cho cây bưởi hiện xã cũng chưa tổ chức nhiều.
Ngoài ra, để công nhận VietGAP đòi hỏi phải tốn nhiều kinh phí, nếu Nhà nước không có phương án hỗ trợ thì khó mà vận động nông dân được”.
Related news

Gia đình của anh Tống Văn Phong (SN 1962) ngụ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung vươn lên làm giàu từ cây quýt đường. Nhiều người dân địa phương đã phong cho anh danh hiệu “vua quýt đường Tư Phong”.

Nuôi vịt là một trong những nghề có lãi nhưng nhiều rủi ro, bất trắc do thường xảy ra dịch bệnh phức tạp trong đó có dịch cúm H5N1. Thế nhưng, hơn 13 năm gắn bó với nghề nuôi vịt, anh Nguyễn Văn Hùng, chủ trại vịt Việt Hưng (ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hoà Thành) vẫn trụ vững với nghề bằng mô hình nuôi vịt theo hướng trang trại khép kín kết hợp nuôi cá.

Sau gần một tháng trời lênh đênh, đón giao thừa trên biển, hàng chục tàu cá của ngư dân Phú Yên đã tấp nập về bến ngày 24-1 (mùng 2 tết, mang theo “lộc biển” đầu năm: hàng trăm tấn cá ngừ đại dương.

Từ nhiều năm nay, cây su su đã giúp bà con nông dân xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vươn lên làm giàu ngay trên đất thổ cư của nhà mình.

Niềm đam mê và tinh thần lao động không mệt mỏi đã đưa trung úy Lê Nguyên Ngà (Đơn vị KT 90, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật) trở thành “vua” gà sao của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.Ngoài đáp ứng thực phẩm sạch cho đơn vị, trang trại gà sao của anh còn mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Biến ý tưởng thành hiện thựcMặc dù đã hẹn trước, nhưng cuộc gặp giữa tôi với trung úy Lê Nguyên Ngà vẫn chậm hơn dự kiến gần nửa giờ vì anh bận đi chở bèo về làm thức ăn cho gà. “Mình đầu tắt mặt tối với lũ gà, mệt nhưng mà vui”- anh mào đầu câu chuyện bằng giọng nhỏ nhẹ khi dẫn tôi vào trang trại gà sao.