Chung tay bảo vệ môi trường
Tại ĐBSCL, đi quanh những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái hay các đường dẫn nước vào đồng ruộng dễ dàng bắt gặp rác thải VTNN vứt vung vãi trên bờ lẫn dưới kênh, mương.
Bấy lâu nay, nhiều nông dân miền Tây có thói quen sau khi sử dụng các loại VTNN xong rồi vứt bỏ tại chỗ. Rất ít người đưa rác về tập trung một nơi an toàn.
Những hành động đó nhiều người nghĩ rằng, chỉ 1 - 2 vỏ chai hay vài túi nilon đựng VTNN… chẳng đáng là gì. Hơn nữa, lúc sử dụng xong ai cũng vứt tại chỗ, mình thu gom chi cho mệt.
Nhưng vùng ĐBSCL có biết bao người trồng lúa, vườn cây ăn trái và ai cũng sử dụng phân, thuốc BVTV. Nếu mỗi người vứt một ít ra môi trường, càng ngày lượng rác sẽ càng nhiều.
Trong khi đó, các loại rác thải từ VTNN là những chất khó phân hủy.
Khi vứt bừa bãi trên đồng ruộng, nếu bị vùi lấp dưới đất, gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Th.S Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết:
Nhằm giúp nông dân giảm chi phí phun thuốc BVTV, tăng lợi nhuận đồng thời tránh sự nhiễm độc, hạn chế ô nhiễm môi trường từ việc giảm vứt rác thải VTNN ra môi trường, lực lượng BVTV đã liên tục tập huấn về việc sử dụng thuốc BVTV theo chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “4 đúng”.
Điều đó không những tăng lợi nhuận cho nông dân mà còn hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV tối đa, đồng nghĩa lượng rác thải VTNN cũng giảm đi đáng kể.
Sự háo hức và niềm vui của nông dân khi nhận được những phần quà từ chương trình trong lần thu đổi quà là nguồn động lực để Tân Thành tiếp tục chương trình trong các lần tiếp theo...
Theo kết quả điều tra mới nhất của Bộ TN-MT, dư lượng thuốc BVTV sử dụng trên phạm vi cả nước có thể ngấm vào môi trường từ 192.467 - 240.583 tấn/năm.
Tính đến tháng 6/2015 có 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất BVTV trên 46 tỉnh, thành phố; trong đó có khoảng 200 điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độ cao làm thoái hóa đất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trực tiếp nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí…
Từ nhiều năm qua, Cty TNHH Thương mại Tân Thành (TP. Cần Thơ) tiên phong phát động và tổ chức chương trình vô cùng ý nghĩa “Thu vỏ chai – Đổi quà tết” để góp phần bảo vệ môi trường vì nền nông nghiệp xanh - sạch - bền vững.
Từ đó số lượng bà con nông dân khắp vùng ĐBSCL nhận thức được tầm quan trọng trong việc chung tay bảo vệ môi trường xanh và hưởng ứng chương trình ngày càng tăng. Việc đó kéo theo số lượng điểm tập kết và số lượng vỏ chai được bà con thu gom, đổi quà cũng tăng lên theo từng năm.
Quan trọng nhất là người dân ý thức việc chung tay bảo vệ môi trường từ việc thu gom vỏ chai thuốc BVTV sau khi sử dụng.
Bắt đầu từ vụ lúa ĐX 2011-2012 đã có hơn 150 điểm tập kết thu hơn 10.500 vỏ chai, đến vụ ĐX 2014-2015 có hơn 450 điểm tập kết thu 1 triệu vỏ chai và dự kiến vụ ĐX 2015-2016 có 500 điểm sẽ thu 1,2 triệu vỏ chai (chia ra 2 đợt thu trong năm).
Với số lượng điểm tập kết và vỏ chai ngày càng tăng, Tân Thành đã có sự thay đổi mới mẻ cho chương trình so với những năm trước đây. Vụ ĐX 2015-2016, chương trình “Thu vỏ chai - Đổi quà tết” được diễn ra trong 2 đợt riêng biệt, vào dịp Tết Trung thu và dịp Tết Nguyên đán.
Từ 14 - 19/9 vừa qua, Tân Thành đã hoàn thành việc thu vỏ chai đổi quà tết cho bà con nông dân tại các khu vực với những phần quà đa dạng, hấp dẫn để bà con vui Tết Trung thu cùng gia đình. Phần quà được quy đổi trong dịp Tết Trung thu như sau: 20 vỏ chai đổi 1 bịch Omo 800 gram; 30 vỏ chai đổi 1 cây bánh pía hoặc 1 đèn Trung thu; 100 vỏ chai đổi 1 thùng nước ngọt lon; 200 vỏ chai đổi 1 thùng bia Sài Gòn special…
Lần thu đổi đợt Tết Trung thu năm nay cũng đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều quý bà con.
Tuy nhiên, phần đông nông dân đều muốn để dành đa số vỏ chai cho dịp Tết Nguyên đán nên số lượng thu đổi vỏ chai đợt Tết Trung thu chỉ đạt số lượng vừa phải, khoảng 200.000 vỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ siêng năng chịu khó, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những năm qua, nông dân Nguyễn Văn Bé, ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thành công với mô hình nuôi tôm - cua trong rừng ngập mặn, tạo ra mô hình kinh tế ổn định. Mô hình đã được nhiều người học tập và làm theo.
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long - Bình Phước). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn.
Nhãn tiêu da bò trồng ở xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Đak Lak) đạt năng suất bình quân từ 14 - 16 tấn/ha/năm, với giá bán trong dịp tết là trên 20.000 đồng/kg, đã cho người trồng nhãn khoản lợi nhuận đáng kể
Hiện toàn tỉnh Long An đã triển khai xây dựng 93 mô hình cánh đồng đạt giá trị tăng thêm trên 25 triệu đồng/ha/năm, trên tổng diện tích 4.619ha, với 5.944 nông hộ tham gia. Trong đó, có 30 cánh đồng có giá trị tăng thêm trên 50 triệu đồng/ha/năm; 39 mô hình đạt giá trị tăng thêm từ 30 - 50 triệu đồng/ha và 24 mô hình đạt ổn định trên 25 triệu đồng/ha/năm.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.