Bức tranh buồn về kinh tế nông thôn
Thị trường đất nông nghiệp đang là một trong những trở ngại lớn của kinh tế nông thôn
Được thực hiện với quy mô 3.700 hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh trải dài trên cả nước, cuộc điều tra này cho thấy trong giai đoạn 2012 - 2014, nhìn từ góc độ kinh tế, môi trường kinh doanh cho các hộ gia đình nông thôn vẫn chưa thuận lợi.
Những trở ngại chính là tiếp cận thị trường tín dụng, thị trường tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là thị trường đất nông nghiệp.
Tiền vẫn để mua lương thực
Xu hướng di cư mạnh mẽ của các thành viên trong gia đình nông thôn đã được biết đến từ lâu, vốn được hy vọng sẽ đem lại nguồn tài chính nhằm giúp đỡ người thân và tích lũy để lập nghiệp.
Thế nhưng câu chuyện di cư đối với các hộ nông thôn ẩn chứa một sự thật khắc nghiệt: có khoảng 1/5 số hộ trong tổng mẫu điều tra có ít nhất một thành viên di cư, chủ yếu là thành viên di cư tạm thời.
Thu nhập trung bình của người di cư là 45 triệu đồng/năm.
Gần 1/3 (30,7%) số hộ có người di cư được nhận tiền gửi về; cao hơn mức 25,4% năm 2012.
Đáng nói là khoản này chủ yếu được sử dụng vào mục đích chi lương thực, tiêu dùng khác hoặc tiết kiệm chứ không sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất
Cho thấy những người di cư mới chỉ giúp gia đình giảm đói nghèo và có được một chút tích lũy, chứ rất ít có cơ hội cải thiện căn bản nền tảng kinh tế gia đình, hiện thực hóa khả năng lập nghiệp ở quê hương.
Một điều dễ nhận thấy khác là những người dân nông thôn - vốn được coi là hồn nhiên, lạc quan hơn hẳn người đô thị – đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống theo hướng tiến dần tới cách nhìn nhận tương tự như người đô thị: bớt lạc quan hơn, cảnh giác hơn.
Mức độ tin tưởng vào người khác trong cộng đồng của người được hỏi cũng giảm trong năm 2014
. Nếu như năm 2012, có 86,1% số người được hỏi đồng ý với nhận định “hầu hết mọi người đều thật thà và đáng tin cậy” thì năm 2014 chỉ còn 81,7% đồng ý với nhận xét này.
Ngược lại, cũng ở các mốc thời gian trên, số người tin vào nhận định “trong xã bạn ở có những người bạn không thể tin tưởng được” đã tăng từ 41,5% lên 42,5%.
Nông nghiệp hàng hóa: Còn xa
Các công cụ tài chính vi mô và mạng an sinh xã hội chưa tiếp cận được với đại đa số người dân nông thôn
Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế, các chuyên gia CIEM đã cho thấy những đặc điểm xã hội phát hiện được có mối tương quan rất logic với thói quen làm ăn, buôn bán ở nông thôn.
Khoảng 50% số hộ được khảo sát chọn trồng lúa là do… quy định của địa phương! Trong hoạt động trồng trọt, có rất ít hộ sử dụng phân bón hữu cơ - chưa đến 5% - mà chủ yếu phụ thuộc vào phân hóa học, chất bảo vệ thực vật…
Tỷ lệ thương mại hóa sản phẩm trồng trọt trong mẫu điều tra là khoảng 30%, (cao hơn ở các tỉnh phía Nam và đối với các hộ sản xuất quy mô lớn).
Ngay cả với cà phê, loại nông sản được thương mại hóa cao nhất, thì cũng chỉ có một tỷ lệ nhỏ hộ gia đình bán sản phẩm qua hợp đồng có thời hạn một năm trở lên.
Hầu hết giá cả được quyết định tại thời điểm bán và người mua trực tiếp chủ yếu là thương lái chứ không phải là doanh nghiệp!
Trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng đánh bắt thủy sản, tình hình cũng tương tự. Khoảng 61% tham gia cuộc điều tra đều có tham gia chăn nuôi và nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
Các hộ này ngày càng có nhu cầu cao về thức ăn chăn nuôi và vắc xin phòng dịch bệnh cho gia súc gia cầm.
Về quản lý rủi ro, có hai điểm hết sức quan trọng được nhóm nghiên cứu lưu ý, đó là quản lý rủi ro của các hộ gia đình nông thôn vẫn còn rất hạn chế và trừ bảo hiểm y tế miễn phí, còn thì các công cụ tài chính vi mô và mạng an sinh xã hội vẫn chưa tiếp cận được với đại đa số người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.
Thời gian gần đây, người dân ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhiều hộ dân.
Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;
Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.
Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có hơn 40 nghìn ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Mỗi năm huyện trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.