Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bón Vôi Đúng Cách Cho Lúa Mùa

Bón Vôi Đúng Cách Cho Lúa Mùa
Ngày đăng: 19/07/2013

Trong môi trường đất chua nhiều loại vi sinh vật có hại (vi sinh vật háo khí) sinh trưởng mạnh, trong quá trình sinh trưởng chúng thải ra nhiều chất độc hại, hút nhiều khí oxy của đất làm cho rễ lúa bị ngộ độc, thiếu oxy nên kém phát triển.

Đất chua, do có nhiều ion sắt và nhôm di động nên phân lân và nhiều nguyên tố trung vi lượng (Can xi, Magie, Lưu huỳnh, Bo, Môlipđen, Coban..) khi bón vào đất thường bị kết tủa từ dạng dễ tiêu rễ lúa hút được sang dạng khó tiêu rễ lúa không hút được. Làm cho cây lúa thiếu nhiều chất dinh dưỡng, sức đề kháng bị giảm sút, dễ nhiễm các loại sâu, bệnh hại.

Vôi bón với lượng thấp, bón không đúng cách, vôi không được trộn đều với đất thì hiệu quả cải tạo đất thấp. Ngược lại bón quá nhiều vôi làm đất bị chai cứng , khả năng giữ phân của đất cũng không tốt. Lượng vôi bón cụ thể cho từng loại đất tuỳ thuộc vào độ chua của đất, thành phần cơ giới đất nặng hay nhẹ. Với loại đất cát, trong đất có rất ít keo đất, chỉ nên bón vôi với lượng thấp nếu đất bị chua. Thường bón 12-15kg vôi bột/sào Bắc bộ/năm/lần.

Loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, cát pha, bạc màu) có độ chua vừa phải (pH: 4,5-5,0) ở các chân ruộng vàn, vàn cao nên bón với lượng 18-20kg vôi bột sào/2lần/năm. Loại đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng có độ pH: 4,0-5,0, bón với lượng 25-30kg/lần/năm.

Bón vôi đúng cách cho đất lúa vụ ĐX, bón rải đều trên mặt ruộng, cho nước vào cày, bừa trộn đều vôi với đất, sau để hả trên một tuần mới được bón lót các loại phân chuồng, phân hoá học vào để cấy.

Thực tế có không ít hộ nông dân bón vôi cho lúa lúc đang đẻ nhánh hoặc làm đòng để vôi bám trắng trên mặt lá, bón theo cách này không tốt, khi phun thuốc trừ sâu, bệnh hại sẽ bị vôi trùng hoà mất tác dụng, vôi không được trộn đều với đất nên tác dụng cải tạo đất kém.

Bà con cũng cần chú ý, vôi là chất có tính kiềm mạnh, có thể trung hoà nhiều chất hoá học nên không được bón chung với bất kỳ loại phân bón nào. Chỉ bón vôi trước và sau các loại phân bón ít nhất là 7 ngày.

Bón vôi đúng cách cho lúa mùa Trong môi trường đất chua nhiều loại vi sinh vật có hại (vi sinh vật háo khí) sinh trưởng mạnh, trong quá trình sinh trưởng chúng thải ra nhiều chất độc hại, hút nhiều khí oxy của đất làm cho rễ lúa bị ngộ độc, thiếu oxy nên kém phát triển. Đất chua, do có nhiều ion sắt và nhôm di động nên phân lân và nhiều nguyên tố trung vi lượng (Can xi, Magie, Lưu huỳnh, Bo, Môlipđen, Coban..) khi bón vào đất thường bị kết tủa từ dạng dễ tiêu rễ lúa hút được sang dạng khó tiêu rễ lúa không hút được. Làm cho cây lúa thiếu nhiều chất dinh dưỡng, sức đề kháng bị giảm sút, dễ nhiễm các loại sâu, bệnh hại.

Vôi bón với lượng thấp, bón không đúng cách, vôi không được trộn đều với đất thì hiệu quả cải tạo đất thấp. Ngược lại bón quá nhiều vôi làm đất bị chai cứng , khả năng giữ phân của đất cũng không tốt. Lượng vôi bón cụ thể cho từng loại đất tuỳ thuộc vào độ chua của đất, thành phần cơ giới đất nặng hay nhẹ. Với loại đất cát, trong đất có rất ít keo đất, chỉ nên bón vôi với lượng thấp nếu đất bị chua. Thường bón 12-15kg vôi bột/sào Bắc bộ/năm/lần.

Loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, cát pha, bạc màu) có độ chua vừa phải (pH: 4,5-5,0) ở các chân ruộng vàn, vàn cao nên bón với lượng 18-20kg vôi bột sào/2lần/năm. Loại đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng có độ pH: 4,0-5,0, bón với lượng 25-30kg/lần/năm.

Bón vôi đúng cách cho đất lúa vụ ĐX, bón rải đều trên mặt ruộng, cho nước vào cày, bừa trộn đều vôi với đất, sau để hả trên một tuần mới được bón lót các loại phân chuồng, phân hoá học vào để cấy.

Thực tế có không ít hộ nông dân bón vôi cho lúa lúc đang đẻ nhánh hoặc làm đòng để vôi bám trắng trên mặt lá, bón theo cách này không tốt, khi phun thuốc trừ sâu, bệnh hại sẽ bị vôi trùng hoà mất tác dụng, vôi không được trộn đều với đất nên tác dụng cải tạo đất kém.

Bà con cũng cần chú ý, vôi là chất có tính kiềm mạnh, có thể trung hoà nhiều chất hoá học nên không được bón chung với bất kỳ loại phân bón nào. Chỉ bón vôi trước và sau các loại phân bón ít nhất là 7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Bảo Quản Thóc Tại Nông Hộ Kinh Nghiệm Bảo Quản Thóc Tại Nông Hộ

Ở Việt Nam tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch trên 13%, như vậy hàng năm chúng ta bị mất khoảng 3-5 triệu tấn thóc. Năm 2006 diện tích lúa của tỉnh ta là gần 41 nghìn ha và phấn đấu sản lượng đạt trên 170 nghìn tấn thóc

20/01/2011
Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen

23/06/2011
Bệnh Thối Bẹ Bệnh Thối Bẹ

Bệnh thối bẹ do nấm gây nên, xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông. Bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh sớm cây lúa có bông trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu

16/07/2011
Bệnh Vàng Lá Trên Lúa Bệnh Vàng Lá Trên Lúa

Bệnh vàng lá hay là bệnh vàng lá chín sớm. Đây là bệnh mới xuất hiện và gây hại từ vụ Đông Xuân năm 1988 ở tiền Giang. Hầu hết các giống cao sản ngắn ngày đều có thể nhiễm bệnh.

21/03/2012
Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa

Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt

12/07/2011