Bón Vôi Đúng Cách Cho Lúa Mùa
Trong môi trường đất chua nhiều loại vi sinh vật có hại (vi sinh vật háo khí) sinh trưởng mạnh, trong quá trình sinh trưởng chúng thải ra nhiều chất độc hại, hút nhiều khí oxy của đất làm cho rễ lúa bị ngộ độc, thiếu oxy nên kém phát triển.
Đất chua, do có nhiều ion sắt và nhôm di động nên phân lân và nhiều nguyên tố trung vi lượng (Can xi, Magie, Lưu huỳnh, Bo, Môlipđen, Coban..) khi bón vào đất thường bị kết tủa từ dạng dễ tiêu rễ lúa hút được sang dạng khó tiêu rễ lúa không hút được. Làm cho cây lúa thiếu nhiều chất dinh dưỡng, sức đề kháng bị giảm sút, dễ nhiễm các loại sâu, bệnh hại.
Vôi bón với lượng thấp, bón không đúng cách, vôi không được trộn đều với đất thì hiệu quả cải tạo đất thấp. Ngược lại bón quá nhiều vôi làm đất bị chai cứng , khả năng giữ phân của đất cũng không tốt. Lượng vôi bón cụ thể cho từng loại đất tuỳ thuộc vào độ chua của đất, thành phần cơ giới đất nặng hay nhẹ. Với loại đất cát, trong đất có rất ít keo đất, chỉ nên bón vôi với lượng thấp nếu đất bị chua. Thường bón 12-15kg vôi bột/sào Bắc bộ/năm/lần.
Loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, cát pha, bạc màu) có độ chua vừa phải (pH: 4,5-5,0) ở các chân ruộng vàn, vàn cao nên bón với lượng 18-20kg vôi bột sào/2lần/năm. Loại đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng có độ pH: 4,0-5,0, bón với lượng 25-30kg/lần/năm.
Bón vôi đúng cách cho đất lúa vụ ĐX, bón rải đều trên mặt ruộng, cho nước vào cày, bừa trộn đều vôi với đất, sau để hả trên một tuần mới được bón lót các loại phân chuồng, phân hoá học vào để cấy.
Thực tế có không ít hộ nông dân bón vôi cho lúa lúc đang đẻ nhánh hoặc làm đòng để vôi bám trắng trên mặt lá, bón theo cách này không tốt, khi phun thuốc trừ sâu, bệnh hại sẽ bị vôi trùng hoà mất tác dụng, vôi không được trộn đều với đất nên tác dụng cải tạo đất kém.
Bà con cũng cần chú ý, vôi là chất có tính kiềm mạnh, có thể trung hoà nhiều chất hoá học nên không được bón chung với bất kỳ loại phân bón nào. Chỉ bón vôi trước và sau các loại phân bón ít nhất là 7 ngày.
Bón vôi đúng cách cho lúa mùa Trong môi trường đất chua nhiều loại vi sinh vật có hại (vi sinh vật háo khí) sinh trưởng mạnh, trong quá trình sinh trưởng chúng thải ra nhiều chất độc hại, hút nhiều khí oxy của đất làm cho rễ lúa bị ngộ độc, thiếu oxy nên kém phát triển. Đất chua, do có nhiều ion sắt và nhôm di động nên phân lân và nhiều nguyên tố trung vi lượng (Can xi, Magie, Lưu huỳnh, Bo, Môlipđen, Coban..) khi bón vào đất thường bị kết tủa từ dạng dễ tiêu rễ lúa hút được sang dạng khó tiêu rễ lúa không hút được. Làm cho cây lúa thiếu nhiều chất dinh dưỡng, sức đề kháng bị giảm sút, dễ nhiễm các loại sâu, bệnh hại.
Vôi bón với lượng thấp, bón không đúng cách, vôi không được trộn đều với đất thì hiệu quả cải tạo đất thấp. Ngược lại bón quá nhiều vôi làm đất bị chai cứng , khả năng giữ phân của đất cũng không tốt. Lượng vôi bón cụ thể cho từng loại đất tuỳ thuộc vào độ chua của đất, thành phần cơ giới đất nặng hay nhẹ. Với loại đất cát, trong đất có rất ít keo đất, chỉ nên bón vôi với lượng thấp nếu đất bị chua. Thường bón 12-15kg vôi bột/sào Bắc bộ/năm/lần.
Loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, cát pha, bạc màu) có độ chua vừa phải (pH: 4,5-5,0) ở các chân ruộng vàn, vàn cao nên bón với lượng 18-20kg vôi bột sào/2lần/năm. Loại đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng có độ pH: 4,0-5,0, bón với lượng 25-30kg/lần/năm.
Bón vôi đúng cách cho đất lúa vụ ĐX, bón rải đều trên mặt ruộng, cho nước vào cày, bừa trộn đều vôi với đất, sau để hả trên một tuần mới được bón lót các loại phân chuồng, phân hoá học vào để cấy.
Thực tế có không ít hộ nông dân bón vôi cho lúa lúc đang đẻ nhánh hoặc làm đòng để vôi bám trắng trên mặt lá, bón theo cách này không tốt, khi phun thuốc trừ sâu, bệnh hại sẽ bị vôi trùng hoà mất tác dụng, vôi không được trộn đều với đất nên tác dụng cải tạo đất kém.
Bà con cũng cần chú ý, vôi là chất có tính kiềm mạnh, có thể trung hoà nhiều chất hoá học nên không được bón chung với bất kỳ loại phân bón nào. Chỉ bón vôi trước và sau các loại phân bón ít nhất là 7 ngày.
Related news
Ầu trùng mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm cho gốc dảnh lúa tròn và to lên. Ấu trùng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu ống tròn được bịt kín bắng một nút cứng do mô lá tạo thành. Ống tròn có thể dài bằng lá dễ nhận hoặc rất ngắn khó phát hiện. Dảnh lúa bị biến thành ống hành sẽ không trỗ bông được nhưng có thể mọc thêm chồi mới để bù lại.
Không cần cày bừa mà chỉ dọn cỏ dại, khụng đốt tàn dư cỏ dại và cây trồng vụ trước. Mang vật liệu đến để che phủ bổ sung cho kín mặt đất với bề dày 10 - 15 cm. Chờ 10 - 15 ngày để lớp phủ xẹp xuống rồi tiến hành gieo thẳng qua lớp phủ.
Lúa tái sinh hay còn gọi là lúa chét, sau khi gặt lúa chiêm xuân nếu gặp điều kiện thuận lợi, lúa tái sinh sẽ phát triển tốt và sau 40 - 45 ngày sẽ cho thu hoạch.
Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.
Ở Việt Nam, nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên - Huế (Ngô Đình Hòa, 1992), ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Trong vòng 5 năm trở lại đây có sự gia tăng rõ rệt mức độ gây hại ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007). Đây là loài thường gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long.