Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Lưu ý chăm sóc lúa vụ mùa sớm và đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa

Lưu ý chăm sóc lúa vụ mùa sớm và đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa
Tác giả: Ks. Nguyễn Thị Thương Huyên
Ngày đăng: 23/07/2019

Hiên nay trong tỉnh đang tập trung cấy lúa mùa đại trà, trà mùa sớm đã bén rễ hồi xanh và bước sang quá trình đẻ nhánh. Để đảm bảo tiến độ gieo cấy lúa mùa và chăm sóc trà mùa sớm, cho năng suất cao, có quỹ đất trồng cây vụ đông ưa ấm cần lưu ý.

1. Cần tập trung gieo cấy theo tiến độ đề án sản xuất của Tỉnh, các địa phương cần huy động các tổ máy khẩn trương làm đất, ưu tiên sử dụng các máy công suất lớn, làm đến đâu gọn đến đó, các trạm bơm cung cấp nước cho việc làm đất, tuyên truyền lịch thời vụ, chuẩn bị vật tư, nhân lực và đôn đốc bà con tập trung cấy khi mạ đạt yêu cầu (mạ sân 2,5 – 3 lá thật).

2. Đối với diện tích lúa mùa đã cấy

* Chế độ nước tưới

Vụ mùa tưới nước theo phương châm “tháo cạn lòng sông, tuới nông mặt ruộng”, song tuỳ thời điểm mà điều tiết nước hợp lý theo công thức “Nông – Lộ - Phơi” xen kẽ, góp phần hạn chế sâu bệnh, tăng khả năng chống đổ, tăng năng suất. Cụ thể:

Sau cấy cần giữ mực nước nông 3-5 cm để luá bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh sớm, tăng khả năng chống nóng cho cây, giúp tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc ốc và thuốc trừ cỏ. Giai đoạn lúa đẻ nhánh rút bớt nước 1-2 cm để lộ mặt ruộng giúp lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung.

Vụ mùa nắng nóng vì vậy không nên để nước quá lớn làm cây yếu, gây thối nõn. Trong trường hợp gặp mưa to gây ngập úng cần khẩn trương rút nước, khi lá lúa lộ ra cần phun ngay 1 số chế phẩm như: K-H, ET, Pennac P, Siêu lân,…

Dặm tỉa: Cần tỉa dặm sớm những cây chết, cây yếu để đảm bảo mật độ đặc biệt những diện tích cấy HRHH.

* Phân bón và cách bón

Vụ Mùa nhiệt độ cao, thường có mưa to và kéo dài, đồng thời cây lúa rút ngắn thời gian sinh trưởng so với vụ Xuân vì vậy để hạn chế phân bị rửa trôi và bay hơi, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh sớm, chống đổ tốt và hạn chế bệnh bạc lá, phương châm chăm bón lúa mùa là: “Bón cân đối NPK, Bón lót sâu, thúc sớm,”, không sử dụng phân đơn, bón Nặng đầu nhẹ cuối.

Phân thúc: Sử dụng các loại phân bón NPK có hàm lượng kaly cao như loại: 17:5:16; 16:5:17… bón 10-12kg/sào, bón vào lúc chiều mát. Nên bón thúc 1 lần ngay khi cây bén rễ hồi xanh, tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung và có nhiều dảnh hữu hiệu, cho năng suất cao. Bón càng sớm càng tốt, chậm nhất không quá 10 ngày sau cấy. Với những chân ruộng cao hay mất nước chia làm 2 lần thúc (thúc lần 1 ngay khi cây bén rễ hồi xanh bón 2/3 lượng phân thúc, thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 ngày, bón nốt lượng phân còn lại). Sau mỗi lần bón nên vơ váng, sục bùn để tăng hiệu quả của phân bón.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ việc luân canh cây trồng trên đất lúa Hiệu quả từ việc luân canh cây trồng trên đất lúa

Biết cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng màu trên nền đất lúa cho thu nhập cao hơn sản xuất lúa cùng thời vụ gieo trồng.

23/07/2019
Kỹ thuật bón phân viên nén NK dúi sâu cho lúa nước Kỹ thuật bón phân viên nén NK dúi sâu cho lúa nước

Phân bón viên nén dúi sâu là loại phân chậm tan, tan từ từ vừa đủ cho cây hút, đủ dinh dưỡng. Cả vụ chỉ bón dúi một lần, đơn giản, dễ làm

23/07/2019
Cách diệt trừ ốc bươu vàng Cách diệt trừ ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng là đối tượng gây hại lúa rất nguy hiểm và khó phòng trừ. Để hạn chế ốc bươu vàng, bà con nông dân có thể áp dụng một số cách sau đây

23/07/2019