Bón Phân Cho Sầu Riêng
Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng. Lúc này sầu riêng chỉ được chú ý che nắng để cây khỏi bị chết.
Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:
- Hàng năm bón cho mỗi cây 10-20kg phân hữu cơ.
- Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây như sau: 200-400g urê+800-1000g supelân+ 100g KCl hoặc K2SO4 tuỳ thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Số phân trên đây được chia thành 4-5 lần để bón.
Có thể dùng phân NPK(15:15:15) để bón với lượng 300-500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm.
Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK(9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.
Khi cây ra qủa cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK(14:14:24). Bón cho mỗi cây 4-6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.
Ở những nơi có điều kiện có thể thực hiện cách bón như sau:
- Khi sầu riêng trồng được 6,7 năm cần bón cho cây: 1,5 kg urê+ 2kg supe lân+ 2kg KCl.
-Từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây: 2-3 kg urê+ 2-3 kg supe lân+2-3 kg KCl+ tro.
- Cách bón: sau mỗi vụ thu hoạch bón: lân, tro, 1/2N và ½ K2O. Số còn lại chia ra bón đón hoa và nuôi quả.
- Số lượng phân cần cho 1 ha sầu riêng là : 110kg N+ 50kg P2O5+ 200kg K2O.
Có thể bạn quan tâm
Giải quyết vấn đề sâu bệnh cũng là một thách thức đối với nông dân, trong đó đáng quan tâm nhất là bệnh thối trái trên cây sầu riêng
Để nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng đặc sản, nhiều hộ nông dân không chỉ áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khoa học mà còn sản xuất theo chuẩn VietGap
Nhiều bạn đọc hỏi chuyên mục cách chăm sóc cây sầu riêng vào mùa hạn. Nhất là thời điểm này cây sầu riêng có hiện tượng rụng lá, thối rễ dẫn đến năng suất giảm
Sầu riêng là cây cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, nhà vườn trồng sầu riêng luôn đối mặt với bệnh thối gốc xì mủ - loại bệnh hại nguy hiểm nhất làm cây chết
Muốn vườn cây ăn trái đạt năng suất, chất lượng, nhà vườn cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác như quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, bảo vệ thực vật, tỉa cành