Kỹ sư chân đất khắc phục bệnh thối gốc xì mủ trên cây sầu riêng
Sầu riêng là cây cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, nhà vườn trồng sầu riêng luôn đối mặt với bệnh thối gốc xì mủ - loại bệnh hại nguy hiểm nhất có thể làm cây chết hàng loạt. Là nông dân có kinh nghiệm trồng sầu riêng gần 20 năm, với bao phen thăng trầm vì bệnh và thất mùa, anh Lê Văn Hiền (ấp Sơn Lân, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, Bến Tre) nắm được “bài thuốc” phòng trị bệnh thối gốc xì mủ, phục hồi lại vườn sầu riêng, được nông dân trong và ngoài tỉnh biết đến như “bác sĩ cây trồng”, “kỹ sư chân đất”.
Anh Hiền cho biết, cây cũng giống như người, khi đề kháng kém thì bệnh dễ tấn công. Những cây sầu riêng bệnh thường do bón phân không cân đối, bón nhiều phân hóa học… Bệnh thối gốc xì mủ chủ yếu là do nấm Phytophthora gây ra, loại nấm này phát triển tháng mưa, khi vừa chuyển sang mùa khô, trời lạnh thì bệnh xuất hiện trên thân. Cây sầu riêng rất nhạy cảm với thời tiết, gặp yếu tố bất lợi thì bệnh phát triển rất nhanh. Vì vậy, để phòng bệnh xì mủ, theo anh Hiền, thì nông dân phải áp dụng quy trình canh tác bền vững, mô đất trồng cao ráo, bón nhiều phân hữu cơ… Khi cây bị bệnh xì mủ, tùy mức độ nặng nhẹ mà áp dụng cách điều trị.
Anh Hiền chia sẻ “bí quyết”, cây bệnh như cơ thể yếu nên vừa cho uống thuốc vừa cung cấp dinh dưỡng thì cây nhanh hết hơn nếu chỉ sử dụng thuốc trị bệnh. Vì vậy, kinh nghiệm của anh là điều trị song song. Bài thuốc anh chọn đó là sử dụng phân hữu cơ Vina Super Humate (Công ty TNHH Hoàng Đại) kết hợp với loại thuốc trị bệnh phổ thông trên thị trường. Pha chung hai loại với nhau rồi phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.
Khi cây đứng bệnh thì tiếp tục phun Vina Super Humate kết hợp tưới gốc 7 ngày/lần cây sẽ phục hồi nhanh chóng. Với những vườn sầu riêng suy yếu, để phòng ngừa bệnh, trước khi xử lý ra hoa 20 - 30 ngày thì pha Vina Super Humate với thuốc trừ bệnh xử lý một lần.
Ngoài khả năng phục hồi, phân hữu cơ Vina Super Humate còn được anh Hiền áp dụng tăng sức cho cây và “giải độc” chất Paclobutrazol (dùng xử lý ra hoa trên sầu riêng). Anh Hiền cho biết, Paclo gây ức chế để cây sầu riêng ra hoa nhưng để lại hậu quả nặng nề, nếu không “giải độc” kịp thời, vườn cây có nguy cơ suy kiệt nhanh và chết dần chỉ sau vài mùa xử lý. Cách tốt nhất là phải “giải” chất độc tồn dư, trong đó phân hữu cơ Vina Super Humate được xem là giải pháp rất hữu hiệu. Sau khi xử lý cây hoa xong thì sử dụng phân này tưới gốc kết hợp phun lá.
Anh Hiền có khả năng nhìn cây chẩn đoán bệnh, cũng như khuyến cáo nông dân sử dụng phân, thuốc gì để điều trị cho cây hiệu quả. Nhờ vậy mà nông dân trong vùng hay gọi anh là “bác sĩ sầu riêng”, “kỹ sư chân đất”. Người khề khà đậm chất nông dân Nam bộ, anh Hiền chia sẻ: “Có người kêu tui là thầy trị bệnh sầu riêng cho vui vì tui “mê” cây sầu riêng, gắn bó gần 20 năm nên ít nhiều hiểu được “tính nết” của nó. Từ thất bại mà nên, ngày đầu trồng sầu riêng khổ lắm, trồng chết hoài. Mỗi sáng sớm lấy xe đạp không thắng chạy hàng chục cây số học cách trồng sầu riêng. Đến khi mòn mấy đôi dép (dùng dép để thắng xe) thì mới biết chút ít về nó”. Rồi anh không ngại khó tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nhiều nơi, học về bệnh cây, sinh lý cây…
Thấm nhuần từng bài học, chẩn đoán bệnh cây như kỹ sư nhưng ít ai biết rằng, anh Lê Văn Hiền… một chữ bẻ đôi cũng không biết. Để học và hiểu được rành, anh nhờ vợ và con trợ giúp đọc cho anh nghe thành phần của phân, thuốc, tài liệu về cây sầu riêng. Trí nhớ tốt và khả năng nhận biết nhanh nhạy nên anh hiểu và thực hành rất nhanh. Anh thử nghiệm nhiều loại phân, thuốc và cuối cùng chọn Vina Super Humate như giải pháp đồng hành cùng cây sầu riêng. Hiểu được nỗi khổ người trồng sầu riêng nên anh Hiền sẵn sàng đem kinh nghiệm của mình chia sẻ cho nông dân bất cứ đâu. Nhiều người trồng sầu riêng ở tỉnh khác như Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long… ngỏ ý nhờ, anh đều nhận lời đến tận vườn giúp. Niềm vui lớn của anh chính là nhìn thấy nhiều vườn sầu riêng xì mủ được phục hồi, vườn cây suy kiệt mất mùa được xanh tốt trở lại và cho năng suất gấp đôi.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, Thái Lan và Mã Lai đã chọn được nhiều giống sầuriêng tốt. Các giống sầu riêng nổi tiếng của Thái Lan gồm có. Mong Thong No 1, KhanYao, Chanee, Kradum Thong, Luang và Kob
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Cần Thơ thì sầu riêng bị sượng là một dạng rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển làm giảm phẩm chất và giá trị của trái.
Sầu riêng có thân cay to lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới hai giống "sầu riêng mỡ" có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và "sầu riêng đường" có lớp cơm màu vàng như đường mía.