Bón Phân Cho Sầu Riêng

Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng. Lúc này sầu riêng chỉ được chú ý che nắng để cây khỏi bị chết.
Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:
- Hàng năm bón cho mỗi cây 10-20kg phân hữu cơ.
- Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây như sau: 200-400g urê+800-1000g supelân+ 100g KCl hoặc K2SO4 tuỳ thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Số phân trên đây được chia thành 4-5 lần để bón.
Có thể dùng phân NPK(15:15:15) để bón với lượng 300-500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm.
Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK(9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.
Khi cây ra qủa cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK(14:14:24). Bón cho mỗi cây 4-6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.
Ở những nơi có điều kiện có thể thực hiện cách bón như sau:
- Khi sầu riêng trồng được 6,7 năm cần bón cho cây: 1,5 kg urê+ 2kg supe lân+ 2kg KCl.
-Từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây: 2-3 kg urê+ 2-3 kg supe lân+2-3 kg KCl+ tro.
- Cách bón: sau mỗi vụ thu hoạch bón: lân, tro, 1/2N và ½ K2O. Số còn lại chia ra bón đón hoa và nuôi quả.
- Số lượng phân cần cho 1 ha sầu riêng là : 110kg N+ 50kg P2O5+ 200kg K2O.
Related news

Làm liếp đơn rộng 5m, mương rộng 1,5m, chính giữa liếp đắp mô có đường kính 1,2m, cao 0,6m, trồng theo kích cỡ cây cách cây 8m x 8m. Ở giữa mô khoét một lỗ rồi cho vào hố 10 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai gồm phân dơi, trộn tro trấu, xơ dừa + 1kg supe lân + 50g Furadan, đặt cây con vào

Ông Huỳnh Văn Chệt (tên thường gọi Bảy Chệt) ngụ tại ấp Sơn Phụng, Sơn Định, huyện Chợ Lách (Bến Tre) là một nhà vườn có hơn 15 năm trong nghề làm cây giống với các chủng loại cây trồng như nhãn, sầu riêng, bưởi, cam sành

Sau khi trái non đã đậu, cần có các biện pháp giúp hạn chế rụng và nuôi trái nhanh lớn. Trái rụng có nhiều nguyên nhân như khi gặp mưa nhiều làm dư nước hoặc do cây đậu trái nhiều quá, cây thiếu dinh dưỡng để nuôi trái, đặc biệt Nitơ và canxi rất cần thiết trong giai đoạn này.

Đặc biệt thời điểm ra hoa, kết trái là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu bệnh, trong đó đáng kể nhất là sâu ăn bông và sâu đục trái sầu riêng đã làm giảm năng suất nghiêm trọng nếu không phòng trừ kịp thời

Hiện nay, sầu riêng là một trong 3 loại cây ăn quả chủ lực được tỉnh khuyến khích nông dân các địa phương trồng. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nông dân áp dụng kỹ thuật mới trong trồng, chăm sóc cây sẽ nhanh cho trái và sau 5 năm có thể cho thu lời hơn 100 triệu đồng/hécta/năm