Bón Phân Cho Cam, Quýt Nâng Cao Hiệu Quả
Cam, quít là các loài cây ăn quả được trồng phổ biến ở tỉnh ta như: Hòa An, Trà Lĩnh... Để có thể thu được năng suất cao và đảm bảo chất lượng, cũng như giá trị hàng hóa của quả cam quít, cần được bón đầy đủ và cân đối các loại phân.
Với năng suất 20 tấn quả cam, lấy đi từ đất 34kg N; 10kg P2)5; 64kg K2O. Tính trung bình một tấn quả cam, cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O. Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất. Vì vậy, bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10 - 46%, hệ số lãi do bón phân cân đối cho cam có thể đạt đến 4,5 - 5,0. Cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ làm cho năng suất cam tăng 30-50%. Cân đối đạm - kali, ngoài tác dụng tăng năng suất cam, còn làm tăng chất lượng quả cam, như tăng hàm lượng đường và giảm hàm lượng axit. Cam, quýt là cây ăn quả lâu năm, cho nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây. Cách bón phân cho cam như sau:
- Thời kỳ cây con, bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa. Phân đạm chia thành 3 - 4 lần để bón hoặc hòa vào nước tưới gốc cây.
Cây trên 3 tuổi và bắt đầu cho thu hoạch quả. Phân N chia làm 3 lần để bón: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch. Chia đều mỗi lần bón 1/3 lượng phân. Phân K chia làm 2 lần để bón: bón 1/2 lượng K sau khi đậu quả và 1/2 lượng còn lại bón trước khi thu hoạch 1- 2 tháng. Phân P: bón toàn bộ sau khi thu hoạch quả cùng với phân hữu cơ.
Dựa vào đặc điểm sinh lý và ra quả của cam, quít người ta có thể chia thời gian sinh trưởng của cây 2 kỳ để bón phân:
1. Thời kỳ cam, quít dưới 7 tuổi: Thời kỳ này cây phát triển thân, cành, lá là chính. Vào những năm cuối kỳ, cây đã cho quả, nhưng chỉ là những mùa cho quả đầu tiên, năng suất quả của cây tăng dần qua các năm
2. Thời kỳ cam cho quả ổn định (sau năm thứ 7): ở thời kỳ này, năng suất của cam đã ổn định. Những thay đổi về năng suất chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. ở thời kỳ này, lượng phân bón được thay đổi, tùy thuộc vào năng suất của cam, quít. Lượng phân bón được sử dụng như sau:
- Bón sau thu hoạch, bón phục sức cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa: Vôi + toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.
- Bón trước trổ hoa 6 tuần: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
- Bón lúc quả lớn bằng ngón tay cái: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali
Tùy theo đặc điểm đất đai ở từng vùng, có thể tăng giảm lượng phân bón cho thích hợp. Cần chia phân ra bón nhiều lần, để chống rữa trôi mất phân. Khi bón, nhớ đào hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây. Hàng năm, nên bón bổ sung phân vi lượng cho cam, quít như ZN, Mg, Mn trong trường hợp bón ít phân chuồng. Để giảm hiện tượng rụng hoa quả, cần dành 2/3 lượng phân bón trước khi cây ra hoa. Thực hiện việc bón đón hoa, kết hợp với phun bón lá, góp phần tích cực hạn chế rụng hoa quả sau này.
Có thể bạn quan tâm
Ngày xưa ông bà thường nói: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng”. Về phương diện làm vườn cũng vậy, vì trồng cây mà không chọn giống thì uổng công. Từ ngày trồng cây đến ngày thu hoạch, ta tốn biết bao công sức và tiền bạc mà cây chậm phát triển, cho năng suất không cao thì phí công, hao của biết chừng nào.
Ở đồng bằng Sông Cửu Long từ trước năm 1975 vùng Lai Vung (Đồng Tháp) vườn cam quýt đặc sản cũng khá nhiều nhưng hầu hết là quýt Đường và cam Mật. Trong số này có một số ít chủ vườn chuyển sang trồng một số loại quýt trái rất to và màu hồng rất đẹp, bán rất đắt vào dịp lễ, tết mà dường như không ai tìm hiểu nó ở đâu và đặc tính nó như thế nào.
Trồng một cây con hay một nhánh chiết, nếu phân nước đầy đủ cây quýt có thể ra đọt liên tục. Nhưng tính về sự tăng trưởng của tược thì một năm có thể ra non 3 – 4 lần. Như vậy muốn cây ra đọt rộ ta phải bón phân vào lúc nào? Cứ mỗi chu kỳ ra đọt có thể là 3 hoặc 4 tháng 1 lần, ta vô phân vào cuối mỗi thời kỳ khi có lá đọt đã già. Trong lúc vô phân ta nên tưới nước thật nhiều để đọt ra đồng loạt và mạnh.
Gầy giống bằng cây con là phương pháp tạo được nhiều cây giống nhất, vì là quá trình tạo cây con từ hột. Hột mang tính di truyền của cây mẹ. Do đó ta phải chọn những cây cho trái tốt để lấy hột. Trái phải chín tới, không sâu bệnh và lựa những hột đủ no đem gieo.
Quýt Hồng không chịu nước đọng gốc vì vật vùng đồng bằng Cửu Long, nhất là nơi nào đất thấp quá không trồng được. Những nơi này muốn làm vườn phải đắp bờ thật cao và về mùa khô thì quá hốc. Tỉnh Cần Thơ vùng Phong Điền, Cầu Nhiếm, Ô Môn và một phần của Đồng Tháp giáp Cần Thơ tương đối dễ trồng vì mực nước sông lên xuống nhanh.