Phương Pháp Gầy (Nhân) Giống Quýt Hồng
1. Gầy giống bằng cây con:
Gầy giống bằng cây con là phương pháp tạo được nhiều cây giống nhất, vì là quá trình tạo cây con từ hột. Hột mang tính di truyền của cây mẹ. Do đó ta phải chọn những cây cho trái tốt để lấy hột. Trái phải chín tới, không sâu bệnh và lựa những hột đủ no đem gieo.
a. Cách gieo hột:
Hột Quýt Hồng là loại vỏ mỏng, không có thời gian ngủ nghỉ, khó để lâu, khi lấy hột xong là đem gieo ngay
Có hai cách gieo:
- Cách thứ nhất: xới nhuyễn một vùng đất làm nơi gieo, hoặc trong một cái chậu hay một cái thùng đựng đất, ròi rải hột quýt một lớp đều dày thừa tùy ý, xong rắt lên một lớp tro trấu trộn một tít thuốc trừ kiến, tưới nước mỗi ngày. Khi quýt con mọc lên hai lá mầm nên xịt thuốc trừ sâu cắn lá.
- Cách thứ hai:
+ Thay vì dùng tro trấu, ta dùng đất bùn một lớp dày chừng 2 – 3 phân phủ lên đất, rồi gắn hột quýt lún xuống ngập hột. Cách này không cần phải tưới khi mặt bùn còn mềm. Cũng phải nhớ giữ kiến xịt thuốc trừ sâu cắn lá.
+ Sau khi gieo hột được 1 tháng, ta lựa những cây mạnh mọc cao nhô để vào bầu nilon (đường kính từ 8 - 10 phân) với đất trộn phân hữu cơ và tro trấu. Từ tháng thứ 3 trở đi cây con cao khoảng 2 tấc, ta có thể giâm xuống đất được.
b. Cách giâm cây con:
Quýt con trong bầu giâm xuống cũng phải ngay hàng thẳng lối. Khoảng cách từ 4 – 5 tấc một cây, theo tường liếp nhỏ từ 0,8 – 1m và 2 liếp cách nhau một khoảng để có thể đi lại tưới hoặc ngồi chiết gốc hay bứng cây con được. Quýt con đem giâm nhờ có bầu nên ít héo, tuy nhiên ta cũng phải chăm sóc cẩn thận. Đất giâm phải xới tơi xốp và âm phân chuồng, tưới nước hàng ngày và mỗi tháng tưới phân từ 1 – 2 lần. Cần xịt thuốc trừ sâu kiến mỗi lần ra đọt non.
c. Chiết ngang gốc cây con:
Bộ rễ Quýt Hồng rễ dễ bị thối khi đọng nước hay ngập nước. trước đây khi nghề trồng Quýt Hồng chưa được phổ biến, nhà vườn để nguyên vẹn cây con đem trồng, nên những năm mưa nhiều hay nước ngập cao, cây quýt chết và thường là thối rễ cái và những rễ ăn sâu. Do vậy, muốn tạo bộ rễ ăn cạn trên mặt đất, về sau người ta chiết ngang gốc cây con trước khi đem ra cườn trồng.
Cách chiết cây con thì cũng tương tự như chiết một nhánh chiết. Khi cây con được 1 năm tuổi hoặc cây con có chiều cao 6 – 7 tấc trở lên là có thể chiết được.
Trước khi chiết ta nên bắt bỏ những nhánh ngang sát mặt đất và bầu chiết cao khỏi mặt đất trên dưới 2 tấc, tùy cây con cao hay thấp.
Sở dĩ không chiết sát mặt đất vì:
- Thứ nhất là thao tác trong lúc chiết được dễ dàng.
- Thứ hai là gốc chiết sau khi cắt đi có thể tái sinh.
Nghỉa là sau khi bầu ra rễ cắt đi ta vo phân tưới gốc còn lại sẽ đâm nhiều chồi non. Lực những chồi mập tốt chừa lại nhiều nhất là 2 chồi. Mỗi năm sau có thể chiết được 1 lần nữa.
Ưu khuyết điểm của vườn trồng cây con:
- Ưu điểm: trồng bằng cây con có thân to, tàn lớn, trái tốt, ít chống chỏi và sống lâu năm.
- Khuyết điểm: là thời gian ươm hột và giâm cây con ít nhất là 1 năm mới chiết ngang trồng được. Như vậy nếu lập vườn không chuẩn bị trước ta sẽ không có cây giống để trồng. Thời gian cây bắt đầu có trái cũng lâu hơn quýt chiết cành. Mặt khác cây lâu năm quả cao, có chống chỏi cũng khó và khó hái trái.
2. Gầy giống bằng phương pháp chiết nhánh
Nhánh chiết mang đầy đủ đặc tính di truyền của cây me, nên muốn gầy giống bằng nhánh chiết ta cũng phải lựa cây me có đầy đủ yếu tố ưu việt: Cây me không bệnh, trái to, trái ít nhiễm bệnh và nhất là cây tơ từ 2 – 4 năm tuổi.
- Nhánh chiết từ cây me là cây trồng bằng hột, cây sẽ phát triển mạnh nhưng chậm có trái từ 1 – 2 năm.
- Nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là nhánh chiết có thể vừa phát triển vừa có trái. Ta phải bẻ bỏ trái non khi chưa đúng sức. Cành lá sau này cũng yếu ớt hơn và tuổi thọ ngắn hơn nhánh chiết từ cây trồng bằng hột.
Ưu khuyết điểm trồng cây bằng nhánh chiết:
- Nhánh chiết trồng rất mau có trái, khi trồng xuống đất, cây bắt đầu tốt là có thể có trái nhưng phải đợi cây đúng sức (từ 2,5 năm trở lên nếu tàn lớn là có thể để trái được).
- Dễ đậu trái hơn cây cao. Trái rất sai nhưng trái nhỏ, cây thấp, cành lá yếu ớt, nặng việc chống chỏi.
Tóm lại, lập vườn trồng cây bằng nhánh chiết mau hưởng huê lợi nhưng tuổi thọ kém hơn cây trồng bằng hột và càng lâu năm trái càng thưa thớt vì cành nhỏ khô dần. Nhìn vào cây trồng bằng nhánh chiết về giá thường khẳng khiu, sơ rơ không cân đối như một cây trồng bằng hột.
Cách chọn nhánh chiết:
Muốn một cây chiết trồng xuống đất mau phát triển, nhánh chiết dù từ một cây mẹ trồng bằng hột hay là một cây nhánh chiết, trước tiên cây mẹ phải tốt, không có triệu chứng vàng lá. Không chiết những nhánh gốc đâm ngang mang nhiều nhánh phụ. Nên lựa những nahn1h từng trên có hướng đâm lên (càng về ngọn càng tốt) trồng cây lớn, chót đọt nhỏ (đầu voi đuôi chuột)
3. Gầy giống bằng phương pháp tháp (ghép)
Có nhiều phương pháp tháp cây ăn trái như: Tháp áp, tháp đoạn cành, tháp mắt có dính thịt cây, tháp chữ T, tháp da (tháp cửa sổ). Nhưng đối với cam quýt phương pháp tháp mắt “tháp chữ T” hoặc “tháp da” là thích hợp nhất.
a. Tháp da (tháp cửa sổ)
Phương pháp này có tỉ lệ sống cao nhất và áp dụng cho quýt và các loại cây ăn trái khác dễ tách vỏ và chuyển nhựa tốt.
Cách tháp:
Chọn gốc tháp và cành tháp có độ tuổi và đường kính tương đương.
Trước tiên dùng dao lấy một miếng da trên nhánh có mắt ngủ cỡ 1 x 2cm. Giữ kỹ miếng da không làm dơ và ngược đầu. Kế đó cắt “cửa sổ” trên thân gốc tháp bằng với miếng da vừa lấy, cách mặt đất khoảng 20 – 30cm. Xong đặt miếng da vào khoảng “cửa sổ” và đậy cửa sổ lại. Lấy băng keo quấn chặt kín lại. Sau khoảng 10 phút mở băng keo ra và cắt miếng vỏ đậy ngoài. Nếu miếng da tháp liền và sống trên gốc tháp thì sau 3 – 5 ngày ta có thể cắt ngọn gốc tháp được. Cách cắt mặt tháp 2cm nghiêng một góc 45 độ về phía ngược chiều với mặt tháp.
b. Tháp chữ T:
“Tháp chữ T” là thay vì giống tháp cửa sổ ta mở miệng trên gốc tháp giống chữ T. Dùng dao rạch một lần ngang khoảng 1cm và 1 lần đứng độ 2cm giữa lằn ngang và thẳng gốc. Cắt một mắt tháp có cuống lá và 1 lớp thịt đứt ngọt, tránh làm dập thịt cây dính theo da. Xong đẩy mắt tháp có cuống lá vào khe chữ T (tránh làm ngược đầu). Dùng đây nilon hoặc băng keo băng chặt kín vết tháp lại.
Sau 10 ngày đến 2 tuần lễ mở đây buộc và kiểm tra miếng da tháp. Nếu da sống và liền gốc tháp thì da còn tươi và cuống lá vàng rụng đi. Năm ngày sau có thể cắt ngọn gốc tháp được. Phải xem miếng da thật kỹ và chắc sống thì hãy cắt ngọn gốc tháp, nếu không ta có thể tháp lại.
c. Thap mắt nhỏ có dính thịt cây:
Cách tháp:
Chọn những tược đứng non tốt, mập mạnh để làm nhánh tháp, cách mặt đất từ 1 – 2 tấc có kèm theo vỏ một lớp thịt mỏng. Chiều dài 1 – 1,5cm. Cắt ở nhánh tháp đã chọn, một mắt còn ngủ và có cuống lá, kích thước tương đương với gốc tháp. Xong đặt ngay vào gốc tháp đã cắt và buộc chặt bằng dây nilon hoặc băng keo. Sau 15 – 20 ngày có thể mở dây băng và cắt ngọn gốc tháp (giống cách tháp cửa sổ). nếu trường hợp băng buộc chừa mụt ngủ ló ra ngoài, ta có thể để đến khi mọc lú mầm mới mở dây buộc và cắt ngọn cũng được
d. Thời vụ tháp cây và cách săn sóc cây tháp:
Thời tiết thuận lợi đối với Quýt Hồng gốc chanh, cam hoặc bưởi là vào thời kỳ ta tưới vườn mạnh để cây ra đọt ra bông cho đến khi có mưa, tức là lúc cây chuyển nhựa tốt. Nên tránh những tháng 7, 8, 9 âm lịch mưa nhiều sẽ làm vết tháp dễ bị hư (thối da). Nghĩa là từ tháng 3 – 6 và từ 10 – 11 âm lịch. Ngoài những tháng trên cũng vẫn tháp được nhưng tỉ lệ sống thấp.
Khi những mụt thấp bắt đầu lú mầm ta nên chăm sóc cẩn thận như một cây non vì nếu mụt tháp bị gãy hay mất đi là uổng công. Trước tiên là theo dõi và bẻ bỏ những tược mọc ngoài mụt tháp, chỉ chừa một mụt tháp duy nhất mà thôi. Đồng thời ta cũng nên làm cỏ cho trống, cặm cây để bảo vệ và buộc gượng tược tháp khi mọc dài ra. Dùng phân và tưới nước thường xuyên để tược tháp mau lớn.
Tóm lại, gầy giống bằng phương pháp tháp ghép để lập vườn là việc làm rất tỉ mỉ mất nhiều thời gian và kỹ thuật tháp phải cao. Nhưng mặt khác thì ta có thể bảo đảm vườn quýt được lâu bền và sẽ tránh được những bệnh mà giống Quýt Hồng nguyên thủy gặp phải.
Có thể bạn quan tâm
Ngày xưa ông bà thường nói: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng”. Về phương diện làm vườn cũng vậy, vì trồng cây mà không chọn giống thì uổng công. Từ ngày trồng cây đến ngày thu hoạch, ta tốn biết bao công sức và tiền bạc mà cây chậm phát triển, cho năng suất không cao thì phí công, hao của biết chừng nào.
Ở đồng bằng Sông Cửu Long từ trước năm 1975 vùng Lai Vung (Đồng Tháp) vườn cam quýt đặc sản cũng khá nhiều nhưng hầu hết là quýt Đường và cam Mật. Trong số này có một số ít chủ vườn chuyển sang trồng một số loại quýt trái rất to và màu hồng rất đẹp, bán rất đắt vào dịp lễ, tết mà dường như không ai tìm hiểu nó ở đâu và đặc tính nó như thế nào.
Trồng một cây con hay một nhánh chiết, nếu phân nước đầy đủ cây quýt có thể ra đọt liên tục. Nhưng tính về sự tăng trưởng của tược thì một năm có thể ra non 3 – 4 lần. Như vậy muốn cây ra đọt rộ ta phải bón phân vào lúc nào? Cứ mỗi chu kỳ ra đọt có thể là 3 hoặc 4 tháng 1 lần, ta vô phân vào cuối mỗi thời kỳ khi có lá đọt đã già. Trong lúc vô phân ta nên tưới nước thật nhiều để đọt ra đồng loạt và mạnh.
Gầy giống bằng cây con là phương pháp tạo được nhiều cây giống nhất, vì là quá trình tạo cây con từ hột. Hột mang tính di truyền của cây mẹ. Do đó ta phải chọn những cây cho trái tốt để lấy hột. Trái phải chín tới, không sâu bệnh và lựa những hột đủ no đem gieo.
Quýt Hồng không chịu nước đọng gốc vì vật vùng đồng bằng Cửu Long, nhất là nơi nào đất thấp quá không trồng được. Những nơi này muốn làm vườn phải đắp bờ thật cao và về mùa khô thì quá hốc. Tỉnh Cần Thơ vùng Phong Điền, Cầu Nhiếm, Ô Môn và một phần của Đồng Tháp giáp Cần Thơ tương đối dễ trồng vì mực nước sông lên xuống nhanh.