Nguồn Gốc Cây Quýt Hồng
Ở đồng bằng Sông Cửu Long từ trước năm 1975 vùng Lai Vung (Đồng Tháp) vườn cam quýt đặc sản cũng khá nhiều nhưng hầu hết là quýt Đường và cam Mật. Trong số này có một số ít chủ vườn chuyển sang trồng một số loại quýt trái rất to và màu hồng rất đẹp, bán rất đắt vào dịp lễ, tết mà dường như không ai tìm hiểu nó ở đâu và đặc tính nó như thế nào.
Đó là Quýt Hồng (Có người còn gọi là quýt Tiêu). Họ trồng theo kiểu cam quýt cũ. Lúc đầu có người cũng nản vì loại giống này chưa phổ biến và khó trồng. Nhưng tính về hiệu quả kinh tế thì nó có phần trội hơn quýt Đường và cam Mật nên một số chủ vườn chịu khó tìm hiểu, thử nghiệm và họ đã thành công. Kết quả bước đầu của một số ít vườn Quýt Hồng là một sự khích lệ, là nhân tố thúc đẩy mọi người làm vườn nhân rộng ra như ngày nay.
Để tìm hiểu chính xác về nguồn gốc của Quýt Hồng thì những người làm vườn kỳ cựu nhất cho biết: Lúc đầu tình cờ họ thấy trái quýt có màu sắc đẹp nên đem về trồng thử, rồi lần lần phổ biến nhân giống rộng ra. Còn về tên gọi thì có người kêu là Quýt Hồng, kẻ gọi là Quýt Tiêu. Họ gọi lẫn lộn mà không phân biệt được tên nào là đúng. Có người giải thích Quýt Tiêu và Quýt Hồng có vẻ thông thạo nhưng họ vẫn không biết rõ xuất xứ. Họ bảo rằng trái quýt hơi dẹp, to và lõm đít là Quýt Hồng, còn trái hơi tròn và nhỏ hơn là Quýt Tiêu, mặc dù hai thứ này đều có màu hồng hồng như nhau.
Còn tài liệu về cây ăn trái, nhất là cam quýt ở nước ta rất đa dạng (như vùng Vĩnh Long, Sadec, Cần Thơ) có đề cập đến quýt Đường, quýt Xiêm, quýt Ta và các giống quýt nổi tiếng khác như Quýt Quảng Đông (Cao Lộc Lạng Sơn), Quýt Lý Nhân (Hà Nam Ninh), Quýt Hương Cần (Huế), Quýt Đại Lộc (Quảng Nam), và một loại quýt vỏ vàng ở Bắc Sơn. Ngoài ra không thấy tài liệu nào đề cập đến Quýt Tiêu hay Quýt Hồng nổi tiếng ở Lai Vung, Đồng Tháp hiện nay.
Chúng ta không có dịp xác định một trong các loại quýt kể trên có giống Quýt Hồng hay không. Có điều làm cho chúng ta suy nghĩ là các loại quýt đó còn lưu trồng hay đã mất giống mà không được dư luận trong giới làm vườn trồng cây ăn trái đề cập đến. Nhưng đối với Quýt Hồng ở Lai Vung, Đồng Tháp, mấy năm gần đây đã được phổ biến rộng rãi, sản phẩm trái bán khắp trong nước và giống cây trồng cũng được nhân rộng ra nhiều nơi.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở Quảng Ngãi đã có những bước đi táo bạo trong cách nghĩ và cách làm, nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi mới lạ đã được mạnh dạn đưa vào sản xuất thử nghiệm cho kết quả khả quan
Ngày xưa ông bà thường nói: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng”. Về phương diện làm vườn cũng vậy, vì trồng cây mà không chọn giống thì uổng công. Từ ngày trồng cây đến ngày thu hoạch, ta tốn biết bao công sức và tiền bạc mà cây chậm phát triển, cho năng suất không cao thì phí công, hao của biết chừng nào.
Ở đồng bằng Sông Cửu Long từ trước năm 1975 vùng Lai Vung (Đồng Tháp) vườn cam quýt đặc sản cũng khá nhiều nhưng hầu hết là quýt Đường và cam Mật. Trong số này có một số ít chủ vườn chuyển sang trồng một số loại quýt trái rất to và màu hồng rất đẹp, bán rất đắt vào dịp lễ, tết mà dường như không ai tìm hiểu nó ở đâu và đặc tính nó như thế nào.
Trồng một cây con hay một nhánh chiết, nếu phân nước đầy đủ cây quýt có thể ra đọt liên tục. Nhưng tính về sự tăng trưởng của tược thì một năm có thể ra non 3 – 4 lần. Như vậy muốn cây ra đọt rộ ta phải bón phân vào lúc nào? Cứ mỗi chu kỳ ra đọt có thể là 3 hoặc 4 tháng 1 lần, ta vô phân vào cuối mỗi thời kỳ khi có lá đọt đã già. Trong lúc vô phân ta nên tưới nước thật nhiều để đọt ra đồng loạt và mạnh.
Gầy giống bằng cây con là phương pháp tạo được nhiều cây giống nhất, vì là quá trình tạo cây con từ hột. Hột mang tính di truyền của cây mẹ. Do đó ta phải chọn những cây cho trái tốt để lấy hột. Trái phải chín tới, không sâu bệnh và lựa những hột đủ no đem gieo.