Bón Borax Cho Dừa
Cây dừa trồng trên đất nhiễm phèn thường xuất hiện triệu chứng thiếu chất Boron (Bo) làm giảm năng suất. Khi thiếu Bo, dừa có triệu chứng lá mềm rũ, các lá chét dính lại với nhau, cây thưa trái. Qua thực nghiệm có thể khắc phục bằng bón Borax (hàn the), liều lượng 10 g/cây/năm. Nếu có điều kiện nên bón thêm 10 kg tro bếp để bổ sung các khoáng chất khác giúp cây mau hồi phục. Sau khi bón Borax vài tháng, cây sẽ phục hồi tốt: Lá vươn thẳng, lá chét trên các tàu dừa mới nở không còn dính nhau, các buồng non đậu được nhiều trái hơn trước.
Có thể bạn quan tâm
Trao đổi với chúng tôi, ông Bé cho biết, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Trà Vinh rất phù hợp phát triển dừa sáp bởi dừa có lượng cơm dày, mềm xốp, nước có vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Diện tích dừa sáp tập trung ở hai xã Hoà Tân, Hoà An và thị trấn Cầu Kè
Dừa xiêm xanh là loại dừa dùng để uống nước, nó là cây đặc sản của xứ dừa Bến Tre; thời gian từ khi trồng đến khi cây cho trái “chiến” từ 2,5 đến 3 năm (tùy vào điều kiện chăm sóc)
Từ tháng 10/2007, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Cầu đưa mô hình nhân nuôi ong ký sinh tại hộ nông dân, áp dụng phương pháp nhiễm ong ký sinh để tiêu diệt bọ cánh cứng hại dừa. Đến tháng 5/2008, đã phóng thích ra ngoài 10.000 mummies (xác trứng bọ dừa đã nhiễm ong ký sinh), giúp rừng dừa ở Sông Cầu hồi phục 87%. Mô hình này được đánh giá thân thiện với môi trường.
Con trưởng thành có đầu nhỏ màu đen, cánh cứng hơi có ánh kim. Khoảng 2/3 chiều dài về phía cuối màu đen, phần gốc cánh và ngực màu vàng nâu.
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen thì nhớ đồng quê Tháp Mười”, câu ca đi vào lòng người hơn cả thế kỷ nay vẫn còn ngân nga, vang vọng. Bến Tre là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích dừa với 40.000 ha, sản lượng khoảng 200 triệu trái/năm; đã trở thành thương hiệu. Ngay tại vùng dừa Tam Quan (Bình Định) người bán dừa tươi cũng treo bảng "Dừa Bến Tre". Tại Quảng Ngãi, có hẳn 1 Cty độc quyền phân phối dừa Bến Tre...