Bồi Dưỡng Kiến Thức Về Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cho Cán Bộ Chủ Chốt
Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tổ chức hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện.
Các báo cáo viên đã cung cấp nội dung chuyên đề về kinh nghiệm xây dựng mô hình liên kết hiện đại giữa doanh nghiệp và nông dân ở một số nước tiên tiến; những giải pháp vận dụng thực tiễn vào tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, chỉ ra nhiều định hướng thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đồng Tháp.
Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187BCC/Boi_duong_kien_thuc_ve_De_an_tai_co_cau_nong_nghiep_cho_can_bo_chu_chot.aspx
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay phong trào nuôi ba ba và cua đinh đang phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, vì có đầu ra ổn định,đồng thời giúp nhiều nông dân làm giàu.
Trong dịp lễ 30/4 và 1/5, nhân chuyến công tác phía Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và khảo sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại tỉnh Lâm Đồng.
Những năm gần đây, tình trạng khai thác thủy sản ven bờ bằng tàu có công suất nhỏ đã làm nguồn lợi thủy sản vùng biển Tây Nam (ở địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ sinh thái thủy sản ven bờ sẽ tiếp tục cạn kiệt nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ.
Ông Phan Văn Binh, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết: Năm nay mùa cá cơm săn đến sớm hơn mọi năm nên trong những ngày qua cá cơm săn xuất hiện nhiều trên vùng biển ven bờ xã đảo Nhơn Châu và có khoảng 250 hộ dân đang tập trung khai thác loại hải sản này. Sau một đêm, mỗi hộ đánh bắt được 50 - 70kg, có hộ trúng đậm trên 100kg nên ngư dân có được một khoảng thu nhập khá từ việc đánh bắt cá cơm săn.
Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh ta đã và đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô, diện tích và sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn về diện tích, tạo ra sản phẩm thủy sản tập trung, có giá trị kinh tế và xuất khẩu.