Ép Giá Nông Dân, Cá Tra Việt Nam Thấm Đòn Kiện Tụng
Các doanh nghiệp chế biến,xuất khẩu cá tra cạnh tranh không lành mạnh chào bán giá thấp rồi quay lại ép giá mua cá của người dân để chế biến có lời.
Vòng xoáy kiện tụng
PV: - Mới đây, Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam từ mức 0,42USD/kg lên 2,11 USD/kg. Theo quan điểm của ông, phán quyết này có hợp lý hay không và nguyên nhân vì sao?
Ông Thái An Lai: - Thực tế, có một số thời điểm doanh nghiệp mua giá của nông dân thấp hơn giá thành nông dân sản xuất. Khi doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá cá tra các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì tăng thuế giá thành sản xuất sẽ tăng nhưng giá bán khó tăng được.
Do đó không chỉ khó khăn cho doanh nghiệp mà còn gây sức ép lớn cho người nuôi bởi vì thuế chống bán phá giá tăng nhưng họ không thể nào mua cá của nông dân với giá tăng lên được.
Đây cũng chính là lúc để các doanh nghiệp suy nghĩ lại về việc liên kết, bắt tay nhau để làm sao tăng giá bán lên, tăng chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không để Mỹ phạt áp thuế chống bán phá giá.
PV: - Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, đại diện Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp từng lý giải là do tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh thiếu lành mạnh, chỉ chú trọng tăng lượng xuất khẩu và giảm giá bán sẽ càng khiến cá tra rơi sâu vào "vòng xoáy” kiện tụng ở Mỹ. Ông có đồng tình với quan điểm này không và vì sao? Thưa ông, người nuôi trồng thủy hải sản cụ thể là cá tra sẽ trở thành nạn nhân của việc mua rẻ bán rẻ của các doanh nghiệp hay không?
Ông Thái An Lai: - Việc tranh mua tranh bán xảy ra thường xuyên, các doanh nghiệp chế biến có sự cạnh tranh không lành mạnh, chào bán giá thấp rồi quay lại ép giá mua cá của người dân để chế biến có lời. Từ đó làm các nhà nhập khẩu cũng mất niềm tin, nên họ cũng có cơ hội ép giá các nhà chế biến xuất khẩu của mình.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, các vụ kiện liên quan đến thuế chống bán phá giá kéo dai dẳng 10 năm nay, gần như năm nào cũng có.
Điều này xuất phát từ chỗ các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến vấn đề bán được nhiều chứ không quan tâm đến chất lượng giá trị, làm giảm đi rất nhiều giá trị, không khẳng định được thương hiệu mà điển hình là năm 2013 giá cá tra thấp dưới giá thành, có người nuôi đã từng lỗ đến 3.000-4.000 đồng/kg nên tình hình treo ao rất nhiều.
Trong khi trước đó, giá xuất khẩu cá tra đã từng ở mức rất cao, từ khoảng 4 USD/kg năm 1997 và giảm dân xuống còn 1,51 USD năm 2011 và 1,36USD năm 2012, cùng lúc giá thức ăn cho cá ngày càng leo thang, nông dân nuôi cá nếu không bị phá sản thì cũng phải “treo ao”.
Nguyên nhân khó khăn một mặt do các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh bên cạnh đó còn do khó khăn về vốn. Năm 2012-2013, thị trường khó khăn nên một số doanh nghiệp muốn duy trì được hoạt động của các doanh nghiệp phải cạnh tranh để có thị trường, cạnh tranh bán giá thấp, cạnh tranh làm giảm chất lượng thậm chí phải bán nợ cho nước ngoài để duy trì hoạt động của doanh nghiệp để tồn tại.
Sẽ có giá sàn cho cá tra?
PV: - Những vụ kiện tụng liên quan đến việc Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đã diễn ra dai dẳng 10 năm, vậy vấn đề quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý phải được hiểu như thế nào khi tình trạng này vẫn tiếp diễn, thưa ông?
Ông Thái An Lai: - Nhiều chuyên gia nhận định, thuế chống bán phá giá ca tra phần nguyên nhân chính là do Việt Nam từ trước đến giờ cạnh tranh không lành mạnh, không cạnh tranh bằng giá trị, chất lượng mà cạnh tranh bằng giá để bán được nhiều và bán lỗ.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36 nhằm đưa cá tra vào là ngành sản xuất có điều kiện. Như vậy, nhà máy chế biến phải đạt tiêu chuẩn theo quy định, doanh nghiệp thu mua tại các khu nuôi đạt tiêu chuẩn, xuất khẩu phải đăng ký thông qua Hiệp hội Cá tra, sau khi có xác nhận mới được Hải quan cho thông quan …
Giải pháp sắp tới nếu đưa vào thực hiện thì chắc chắn việc sản xuất chế biến xuất khẩu cá tra sẽ được cải thiện.
Nghị định cá tra thực tế xuất phát từ việc xuất khẩu cá tra trở nên khó khăn trong thời gian vừa qua, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy mua khó kiểm soát nên các ngành các cấp có liên quan mới đề xuất phải ban hành Nghị định cho cá tra, nghị định đặc thù.
Đây không chỉ đáp ứng kỳ vọng của người nuôi mà còn là cơ sở pháp lý điều hành sản xuất ở từng địa phương đem lại hiệu quả bền vững mà từ trước đến nay chưa có quy định nào nên các doanh nghiệp, nông dân tự nuôi tự bán, không kiểm soát được.
PV: - Theo ông, khắc phục thì trạng thu mua giá rẻ, bán giá rẻ và ép giá nông dân, thời gian sẽ mất bao lâu. Thực tế việc áp giá sàn vẫn đang được áp dụng với lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo tuy nhiên, nông dân vẫn rơi vào tình trạng bị doanh nghiệp ép giá, liệu cá tra có rơi vào tình huống tương tự?
Ông Thái An Lai: - Quan trọng là từ các cơ quan đưa ra Nghị định 36, liên quan đến nhiều văn bản pháp quy khác, nhiều Bộ ngành trong đó có Bộ tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hải quan…
Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được giá sàn cho cá tra xuất khẩu từ chỗ đó mới chấm dứt được tình trạng doanh nghiệp mua ép giá nông dân còn chưa có được giá sàn thì tình trạng ép giá vẫn tiếp tục diễn ra, việc chào bán cạnh tranh mua thấp bán thấp vẫn diễn ra.
Tuy nhiên, giá sàn mới định hướng vì Nghị định 36 không nói rõ, không đưa thành điều khoản riêng mà chỉ nằm ẩn trong một điều khoản khác, nói chung chung giao cho Hiệp hội Cá tra chủ trì, cơ quan hướng dẫn đề ra giá sàn là Bộ Tài chính. Vậy nên, vấn đề quan trọng là phải có sự đồng thuận của Bộ Tài chính. Cương quyết thực hiện nghiêm nghị định sẽ hạn chế được tình trạng gian lận thương mại
PV: - Để cứu ngành xuất khẩu cá tra, chúng ta phải làm gì và phải làm thế nào, thưa ông?
Ông Thái An Lai: - Các doanh nghiệp vẫn bán phá giá, bán sản phẩm kém chất lượng, mua giá thấp của nông dân từ đó nông dân thua lỗ kéo dài phải treo ao còn thật ra thuế chống bán phá giá của Mỹ không tác động nhiều lắm, chỉ có 1 vài doanh nghiệp chịu thuế suất cao quá nó không phát triển được, chủ yếu làm sao nâng cao chất lượng, tăng giá trị và tăng giá bán.
Tăng thậm chí 1 USD/kg vẫn có thể làm được nhưng vấn đề là làm sao phải liên kết với nhau để không còn tình trạng cạnh tranh giá bán, thống nhất phải đưa giá cao hơn.
Làm sao để các doanh nghiệp chế biến bắt tay nhau, ngồi lại làm việc và cam kết không sản xuất hàng kém chất lượng và bán giá thấp, không bán nợ nước ngoài thì chắc chắn sản xuất, xuất khẩu cá tra sẽ tốt hơn.
Còn Mỹ không phải thị trường duy nhất , mình không nên đặt kỳ vọng quá lớn vào thị trường Mỹ mà phải chủ động mở rộng thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.
Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.
Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.
Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.
Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.