Cựu Chiến Binh Nguyễn Văn Bình Vượt Khó Thoát Nghèo

Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Trước đây, ông Bình vốn là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 301 tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam được hơn 1 năm thì được xuất ngũ do sức khoẻ yếu. Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông quyết định vào Nam lập nghiệp. Lúc đầu ông công tác tại Công ty Thương nghiệp U Minh khoảng 3 năm thì công ty giải thể sau đó ông về sống tại ấp 2, xã Khánh Hoà, huyện U Minh đến nay.
Từ hai bàn tay trắng, nhờ cần cù, chịu khó, đến nay CCB Nguyễn Văn Bình có hơn 30 công đất nuôi tôm, trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng,… mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ông Bình chia sẻ về những ngày đầu mới đặt chân đến rừng U Minh: “Lúc này, Khánh Hoà vẫn là một vùng đất hoang vu, nhiều khu vực là rừng, đất đai chưa được khai phá, hai vợ chồng mượn được khoảnh đất dưới mé sông cất tạm căn nhà, làm mướn kiếm sống qua ngày.
Số tiền tích luỹ được ông dành dụm mua đất rừng. Tuy nhiên, những năm đó, việc khai hoang gặp nhiều khó khăn do chưa có phương tiện máy móc, sức người là chủ yếu. Dù vậy, vợ chồng ông không nản, bền bỉ vỡ đất khai hoang, mở rộng diện tích để trồng lúa, đồng thời lấy củi đặt rượu, nuôi heo.
Vào năm 1995, ông đóng tàu đi biển, nhưng chỉ được 2 năm thì cơn bão số 5 đã phá huỷ tàu. Lúc này, đất chưa trở thành ruộng như bây giờ mà toàn gốc cây, ông lại tiếp tục khai hoang để trồng lúa. Đến khi chuyển dịch, những hộ lân cận chuyển sang nuôi tôm nên đất bị nhiễm mặn, trồng lúa bị trắng tay, khổ lại hoàn khổ.
Tuy nhiên, đất không phụ lòng người, nhờ kiên trì, miệt mài lao động, chủ động tìm tòi, học tập kiến thức kỹ thuật qua các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học - kỹ thuật của các đoàn thể, áp dụng vào sản xuất nên kinh tế gia đình ông ngày một khá lên.
Hiện nay, gia đình ông đã xây được căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, 3 người con của ông đều được học hành đến nơi đến chốn và đã có việc làm ổn định.
Ông Đoàn Hoài Bảo, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Khánh Hoà, cho biết: “Không chỉ tích cực trong phát triển kinh tế gia đình, ông Bình còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, tích cực đóng góp các loại quỹ trên địa bàn. Ðồng thời, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế và giúp đỡ những hội viên có nhu cầu”.
Có thể bạn quan tâm

Tăng diện tích cây “né hạn” là một trong những giải pháp chống hạn đang được xã Đức Phú (Mộ Đức) tích cực triển khai để đối phó với nguy cơ hạn hán trong vụ hè thu đến. Không chỉ phòng tránh được nguy cơ lúa mất mùa do thiếu nước trong vụ hè thu, mà nhờ đó, Đức Phú còn hình thành nên những “cánh đồng vàng” với doanh thu hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Dù được đánh giá là chính sách mang tính toàn diện để phát triển thủy sản, song việc triển khai thực hiện Nghị định 67 hiện còn không ít vướng mắc. Việc hỗ trợ, giải ngân nguồn vốn này vẫn còn khá thấp so với nhu cầu của ngư dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có 6/27 cơ sở đóng tàu cá đánh bắt xa bờ được UBND tỉnh công bố đủ điều kiện hoạt động. Ông Phan Huy Hoàng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện có thêm 4 cơ sở nữa đang được đề xuất đầu tư nâng cấp cho đủ điều kiện hoạt động.

Tuy không tổ chức thực hiện được những cánh đồng mẫu lớn như quy định của ngành nông nghiệp, nhưng bước đầu huyện Tư Nghĩa đã giúp nông dân hình thành những cánh đồng lớn, chuyên canh một giống lúa, hoa màu năng suất khá cao.
Sau dưa hấu, giờ đến lượt muối Sa Huỳnh (Đức Phổ) rớt giá thê thảm. Đã bao nhiêu năm, vậy mà muối Sa Huỳnh vẫn chưa có lối thoát. Trên những cánh đồng muối vẫn còn đó nhiều mảnh đời cơ cực.