Bộ Trưởng Yêu Cầu Chấn Chỉnh Công Tác Thanh Tra Chuyên Ngành Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

Nhiều tồn tại của thanh tra chuyên ngành được nhắc đến khi Bộ trưởng yêu cầu phải thay đổi để hoạt động có nề nếp, hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có công văn số 1008/BNN-TTr gửi các Tổng cục, các Cục thuộc Bộ và các Sở NN-PTNT trên cả nước, về việc chấn chỉnh công tác thanh tra chuyên ngành NN-PTNT.
Theo công văn này, vừa qua, Đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm đã phát hiện một số tồn tại như: Một số Sở NN-PTNT đã thành lập bộ phận tham mưu của chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng hoạt động chưa đều;
Biên chế cho lực lượng được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành còn mỏng, đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành còn chưa đáp ứng với nhiệm vụ thực tế, có Thanh tra Sở cùng lúc sử dụng hai loại sắc phục;
Việc xử phạt vi phạm hành chính còn tùy tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng ngoài danh mục phát hiện ở cơ sở kinh doanh nhưng chủ yếu xử phạt cơ sở sản xuất (không xử phạt cơ sở kinh doanh);
Hàng hết hạn sử dụng, hàng ngoài danh mục vẫn cho phép tái chế, đặc biệt là không tiến hành kiểm tra, giám sát việc khắc phục hậu quả nên không nắm được số lượng hàng được thu hồi và xử lý;
Số hàng giả, kém chất lượng, ngoài danh mục, hết hạn sử dụng đã được phát hiện vẫn còn tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Việc kiểm tra khắc phục sai lỗi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT (điều kiện sản xuất, kinh doanh; nhãn hàng hóa...) của cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, liên tục.
Để công tác tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành đi vào nề nếp, hiệu quả; đồng thời chấn chỉnh một số những tồn tại đã nêu, Bộ NNN-PTNT yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung sau:
Sớm kiện toàn tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành ở các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
Cử các công chức có đủ điều kiện quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP và Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành để đảm bảo nguồn lực cho hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Triển khai, thực hiện Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr ngày 20/1/2014 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản;
Thực hiện đúng quy định tại Quyết định 36/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 26/2012/TT-BKHCN của Bộ KH-CN;
Tập trung thanh tra, kiểm tra các đại lý kinh doanh VTNN, các cơ sở sản xuất VTNN trên địa bàn, phối hợp với các địa phương liên quan để truy xuất nguồn gốc, xử lý nhanh, triệt để VTNN là hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (đối với cơ sở sản xuất không đóng trên địa bàn), đồng thời gửi Bộ NN-PTNT để đôn đốc thực hiện;
Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính do Chính phủ ban hành, không được tùy tiện đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả trái quy định.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.